K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

30 tháng 9 2019

b, Con có nhận ra con không?

   - Dấu hỏi chấm biểu thị câu hỏi.

                                       THƯ GỬI CHO CON        Con yêu của mẹ!Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, nếp da nhăn đã hiện lên khuôn mặt, mái tóc dần đã pha màu sương trắng, bàn tay chai sần bởi vất vả lo toan, đôi mắt đục mờ không còn thấy rõ, cái lưng đã còng và đôi chân chậm chạp, đôi tai nghễng ngãng hay chiêc miệng đã rụng hết răng, mẹ lập cập đi những bước...
Đọc tiếp

                                       THƯ GỬI CHO CON

        Con yêu của mẹ!

Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, nếp da nhăn đã hiện lên khuôn mặt, mái tóc dần đã pha màu sương trắng, bàn tay chai sần bởi vất vả lo toan, đôi mắt đục mờ không còn thấy rõ, cái lưng đã còng và đôi chân chậm chạp, đôi tai nghễng ngãng hay chiêc miệng đã rụng hết răng, mẹ lập cập đi những bước khó khăn, khi ngồi không vững khi nằm hay đau, sức khỏe cũng dần sa sút, không tự chăm sóc được chính mình...thì mong con hãy nhẫn nại, để hiểu và cảm thông cho mẹ...

Khi mẹ ăn, tay có run rẩy làm thức ăn vương vãi, cầm đồ vật không chắc chắn, thậm chí không thể mặc được áo quần, thì con đừng cười mẹ con nhé. Con hãy nhẫn nại thêm một chút. Con có biết ngày xưa mẹ đã mất bao lâu để dạy con làm những việc này không? Mẹ đã cầm tay con để dạy ăn thế nào cho đúng, cách mặc thế nào cho đẹp...

Khi mẹ trở nên lú lẫn, nói đi nói lại một vài chuyện, hay lẩm bẩm những câu chuyện đâu đâu, mong con đừng cầu nhàu ngắt lời mẹ nhé. Con có biết khi con còn nhỏ, một câu chuyện cổ tích con bắt mẹ kể hoài không thấy chán, lời hát ru Ầu ơ...hôm nào đã luôn đưa con vào giấc ngủ nhẹ nhàng.

Khi con nói chuyện với mẹ, đột nhiên mẹ không biết nên nói điều gì, thì con hãy cho mẹ một chút thời gian để suy ngẫm. Nếu mẹ vẫn không nhớ ra được, hãy đừng vội vàng bỏ đi để chạy theo guồng quay công việc. Với mẹ điều quan trọng lúc đó không phải là câu chuyện, mẹ chỉ là được ở bên cạnh con thôi!

Khi mẹ không muốn tắm, hay con thấy mẹ đã ở bẩn rồi, con đừng nói nặng lời con nhé! Con có nhớ lúc nhỏ, con mải chơi rồi về ngủ lăn khi quần áo còn đầy bùn đất, và mẹ đã tìm biết bao nhiêu lý do thật hay để con đi tắm hay không.

Khi mẹ ra ngoài và không nhớ đường về, con đừng giận dữ, cũng đừng đầy mẹ ra ngoài. Hãy nhẹ nhàng đến nắm lấy tay mẹ con nhé! Con còn nhớ không? Lúc nhỏ đã bao nhiêu lần con sợ bị lạc đường mà cầm chặt tay mẹ; rồi những ngày con trốn đi chơi, mẹ đã lo lắng đi tìm con đến nhường nào.

Khi mẹ không còn sức khỏe, vô ý đánh rơi cái bát khi ăn cơm, cầm không nổi cái chổi để quét nhà, thì con ơi đừng buông lời mắng mẹ con nhé! Lúc con còn nhỏ, con vẫn thường hay làm đổ thức ăn xuống đất, đồ đạc con tháo nghịch lung tung, con còn nhớ chứ?

Khi hai chân mẹ không còn vững chắc, phải nhờ gậy chống bước đi, thì con hãy nhớ đỡ mẹ một tay con nhé, giống như khi xưa mẹ đã giúp con đi những bước đầu tiên cho đến suốt cuộc đời.

Khi mẹ nằm liệt giường hay kêu đau ốm, đại tiểu tiện phải nhờ con chăm sóc hay cần con ở bên cạnh, thì con hãy nhớ ngày còn bé, mẹ đã thay tã bế bồng, con nũng nịu nằm trong lòng mẹ thật bình yên nhường nào...

Còn nhiều điều nữa, nhưng mẹ chỉ nhớ được đến đây thôi, đừng thấy mẹ già vừa khó tính lại gây phiền cho con nhé. Mẹ cũng không muốn làm gánh nặng cho con đâu, dù con có thấy nhiều khi mẹ sai, thì tất cả những điều mẹ làm là muốn cho con những gì tốt đẹp nhất!

Đến khi mẹ bệnh nặng, cái hơi thở đã dần yêu ớt, con hãy ở gần mẹ con nhé, hãy nắm lấy tay mẹ, và ngồi bên cạnh mẹ. Xin con đừng nghĩ vì mẹ không để lại một chút gì mà ghét bỏ, oán hờn! Bởi cả cuộc đời này, mẹ đã dành hết cho con rồi.

Và trước khi chết, mẹ biết sẽ đau khổ và sợ hãi lắm. Vì yêu con mẹ không muốn ra đi, nhưng mẹ biết ai cũng sẽ có ngày đó, chỉ mong con hãy mạnh mẽ để tiếp tục sống tốt, dù sau này con không có mẹ ở bên, nhưng con hãy nhớ rằng mẹ sẽ luôn dõi theo từng bước đi của con.

                                                                                                                                 MẸ YÊU CON, CON CỦA MẸ

0
24 tháng 4 2021

(1) Ôi thôi, chú mày ơi(!)Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

(2) Con có nhận ra con không(?)

(3) Cá gì, giúp tôi với(!)Thương tôi với(!)

(4) Giời chòm hè(,)Cây cối um tùm(,)Cả làng thơm(.)

        Câu 1: vì đây là 1 câu để biểu lộ cảm xúc

       Câu 2: vì đây là câu hỏi

       Câu 3: vì là câu cầu khiến

       Cầu 4:đặt dấu phẩy để ngăn cách các Thành phần của 1 câu ghép, dấu (.) để kết thúc câu kể.

               ---Học Tốt Nha--- 

24 tháng 4 2021

(1) Ôi thôi, chú mày ơi(!)Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

(2) Con có nhận ra con không(?)

(3) Cá gì, giúp tôi với(!)Thương tôi với(!)

(4) Giời chòm hè(.)Cây cối um tùm(.)Cả làng thơm(.)

2 tháng 2 2023

Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”. Tác giả đưa ra những ví dụ để làm sáng tỏ ý ở câu trên:

 – Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế

 – Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: Tùng thích vẽ vời; Nhung ưa ca hát, nhảy múa; Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh; Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư; Trần Long nổi tiếng là một danh hài Minh Tuệ thì hơn người ở trí nhớ siêu việt.

 – Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào 

Cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: Để có sức thuyết phục trong bài nghị luận này, tác giả đã sử dụng lý lẽ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” để diễn giải và khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được tác giả nêu ra (3 ví dụ nêu trên) được lấy từ đời sống thực tế để chứng minh cho lý lẽ đó.

 

 
22 tháng 12 2023

- Những ví dụ để làm sáng tỏ là: Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao: Ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích khác nhau. 

+ Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, tập thể thao….

+ Tính cách: sôi nổi, nhí nhảnh, kín đáo, trầm tư,…

- Bài học về cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: bằng chứng phải cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp. 

Ôn tập dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)a) Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.(1) Ôi thôi, chú mày ơi () Chú mày có lớn chẳng có không.(2) Con có nhận ra con không ()(3) Cá ơi, giúp tôi với () Thương tôi với ()(4) Giời chớm hè () Cây cối um tùm () Cả làng thơm...
Đọc tiếp

Ôn tập dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

a) Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.

(1) Ôi thôi, chú mày ơi () Chú mày có lớn chẳng có không.

(2) Con có nhận ra con không ()

(3) Cá ơi, giúp tôi với () Thương tôi với ()

(4) Giời chớm hè () Cây cối um tùm () Cả làng thơm ()

b) Cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt ?

(1) Tôi bảo:

[...] Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

[...] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụi ấy đi.

(2) AFD đưa tin theo cách ỡm ờ : "Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy" (!?)

c) So sánh cách sử dụng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây và cho biết cách sử dụng dấu câu trong câu nào là hợp lí. Vì sao?

(1) - Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

                                                                                                                               ( Trần Hoàng )

- nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

(2)- "Đệ nhất kì quan Phong Nha" nằm trong một quần thể thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường[...]

- Đệ nhất kì quan Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.

d) Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây có đứng không? Nếu không, hãy sửa lại cho đúng.

     Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia nữa ? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên!

e) Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp

- Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi

- Động Phong Nha thật là "Đệ nhất kì quan" của nước ta

-Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết

g) Đoạn đối thoại dưới đây có dâu chấm hỏi nào không đúng? Vì sao?

-Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa?

- Chưa? Thế còn bạn đã đến chưa?

- Mình đến rồi. Nếu đến đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?

h) Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn dưới đây.

Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì()

- Lạy chị, em nói gì đâu ()

Rồi Dế Choắt lủi vào ()

- Chối hả () Chối này () Chối này ()

Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng mỏ xuống ()

10
4 tháng 4 2016

dễ mà bạn lấy sách văn ra tìm ở mỗi bài văn có dấu gì thì bạn điền vào hoặc xem so bài văn trong sách với bài bạn đang làm xem bạn có điề dấu đúng không.

ai mà cũng giống ý mình thì tick nha! 

4 tháng 4 2016

tui biết nhưng đây là câu hỏi chứ tui không trả lời đâu

 

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi...
Đọc tiếp

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.

Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi chiếc bình xuống sàn nhà, chiếc bình mà ông rất quý. Nó đã vỡ, khi ông nghe thấy tiếng động lạ, bèn chạy đến ngay. Tôi sợ ông la, liền đổ tội cho chú chó :”Thưa ông, cháu không có làm vỡ chiếc bình của ông đấy”. Ông đã cười thầm và đi chỗ khác. Tôi đã dọn dẹp chúng và chạy thật nhanh đến mẹ, kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ bảo :”Con hãy nhận lỗi và xin lỗi với ông ngay đi, mẹ nghĩ ông sẽ tha thứ cho con bởi vì con không cố ý mà”. Thế nhưng mà tôi vẫn còn lo sợ. Sáng hôm sau, khi ra về, tôi cảm thấy rất có lỗi với ông, tôi liền chạy vào và nói hết sự thật, cứ tưởng ông sẽ la tôi, thế mà ông lại cười và nói :”Thực ra, ông đã biết hết mọi chuyện nhưng ông chỉ muốn để cháu nhận lỗi thôi”.Và cuối cùng, tôi đã lên đường sau lời tạm biệt ông.

Từ đó trở đi, tôi rất cảm ơn ông vì đã cho tôi bài học đáng nhớ trong cuộc đời :”Đừng bao giờ nói dối”.

Các bạn hãy đánh giá bài viết của mình và xem nó có những lỗi sai chỗ nào nha.Cảm ơn các bạn

7
28 tháng 12 2017

nếu đây là thi học kì thì tạm được nhưng trong các bài tập làm văn thì nó quá ngắn. Tuy đây là văn tự sự nhưng bạn nên miêu tả nhiều hơn, lược bớt phần biểu cảm lại. Còn nữa, câu " thưa ông, cháu không làm vỡ chiếc bình của ông đấy" đọc nó cứ lũng cũng, bạn nên đổi câu khác. Phần lúc bạn đi xin lỗi ông, bạn nên thêm một lời căn dặn của ông hoặc hứa hẹn của bạn đối với ông. Vậy thì bài văn của bạn sẽ hay hơn. 

28 tháng 12 2017

bn làm hay mà