Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
- Nghĩa của từ sắc là: màu sắc của một vật nào đó.
+ Từ “sắc” trong câu a và câu d là hai từ nhiều nghĩa.
+ Từ “sắc” trong câu a và câu d so với từ “sắc” trong câu b và câu c là từ đồng âm.
Bài 2:
- Từ “ bụng” trong các cụm từ: Bụng no ; đau bụng ; ăn no chắc bụng ; bụng đói ; bụng đói đầu gối phải bò ; - bụng mang dạ chữa là “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.
Từ bụng trong các trường hợp này là nghĩa gốc.
- Từ “ bụng” trong các cụm từ: mừng thầm trong bụng ; suy bụng ta ra bụng người; xấu bụng ; miệng nam mô, bụng bồ dao găm; ; mở cờ trong bụng ; bụng bảo dạ ; sống để bụng, chết mang đi ; có gì nói ngay không để bụng; là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”
Từ bụng trong các trường hợp này là nghĩa chuyển
- Từ “ bụng” trong cụm từ “ thắt lưng buộc bụng” biểu tượng về hoàn cảnh sống. Đây là nghĩa chuyển.
- Từ “ bụng” trong cụm từ “một bồ chữ trong bụng” biểu tượng về tài năng, trình độ. Đây là nghĩa chuyển.
Bài 3:
Dàn ý tả người thân của em - Tả bà lớp 5
1. Phần Mở bài
- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.
- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.
- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.
2. Phần Thân bài
a). Miêu tả ngoại hình
- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.
- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.
- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất niềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh đương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.
- Khi còn di dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.
b). Miêu tả hoạt động
- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.
- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ...
- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.
- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.
- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,...
Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.
- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.
3. Phần Kết bài
- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.
Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.
Mik chi giup ban duoc the thoi SORRY
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng mà nó luôn xảy ra muôn vàn những khó khăn. Những lúc đó chúng ta cần có động lực để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Và động lực to lớn nhất đối với chúng ta đó chính là hình ảnh người mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, cái tuổi không còn trẻ khỏe và duyên dáng như trước nữa. Mẹ tôi không giống như những người mẹ khác, không cầu kì váy vóc mà luôn giản dị với những bộ quần áo. Chính sự bình dị của mẹ cho thấy mẹ là người rất chân thật, chất phác nên ai cũng yêu mến mẹ. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng, có những hôm trời hè nóng nắng oi bức mẹ còn búi lên rất mát mẻ. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Đôi mắt ấy như động lực thôi thúc em đứng dậy sau mõi lần vấp ngã. Mẹ có nước da ngăm ngăm đen, có lẽ do mẹ phải dãi dầu sương gió, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm tiền nuôi con cái ăn học. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Tôi rất thích được sà vào lòng mẹ, được mẹ ôm ấp vỗ về, những lúc đó tôi càng thấy thương mẹ biết bao.
Mẹ tôi hiền lắm, mẹ rất hay cười và luôn quan tâm chăm sóc cho gia đình. Mặc dù bận bịu công việc nhưng mẹ không lúc nào bỏ bê việc học của con cái. Mẹ luôn nhắc chúng tôi phải học thật giỏi để sau này sẽ thành công trong cuộc sống. Có đôi lúc tôi đã làm mẹ phiền lòng. Những lời mắng nhỏ nhẹ của mẹ không khiến tôi cảm thấy ghét mẹ mà những lời đó tôi cảm thấy tình yêu thương là nhiều hơn. Mẹ quan tâm chăm sóc cho tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ, mẹ là ánh nắng trên cao, là ánh sáng trăng sao, ru vỗ và di dưỡng tâm hồn nhỏ bé của tôi, mẹ đã truyền cho tôi niềm tin để tôi có thể chắp cánh bay cao, bay xa hơn. Tôi nhớ có lần tôi bị ốm, mẹ lo lắng cho tôi đến gầy rộc cả người, đôi mắt thì thâm quầng bởi mẹ thức đêm để canh cho tôi ngủ.
Tôi rất yêu quý mẹ. Mẹ sẽ mãi là niềm tự hào của tôi để mỗi lần tôi cũng chỉ muốn nói rằng: “ Con yêu mẹ rất nhiều, mẹ có biết không?”
Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương XVIII trong truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua đoạn trích trên em cảm nhận được sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ ở nơi đây tấp nập, trù phú và độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam của tổ quốc. Với hình ảnh cuộc kháng chiến ở đây cho ta thấy một lòng yêu nước và dũng cảm của con người nơi đây.
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
:))^^^ k mk nha!!!
-1 câu có từ sườn mang nghĩa gốc: Bà em thỉnh thoảng lại bị đau xương sườn.
-1 câu có từ tai mang nghĩa gốc: Ông nội em đã già nhưng lỗ tai của ông còn rất thính
- 1 câu có từ tai mang nghĩa chuyển: Cái ấm nước của ông em có 1 tai.
-1 câu có từ ăn mang nghĩa gốc: Em của em hôm nay ăn 4 bát cơm.
-1 câu có từ ăn mang nghĩa chuyển: Chạy mau lên nếu không nước ăn da đấy!
- 1 câu có từ mũi mang nghĩa gốc: Sống mũi ba em rất cao.
- 1 câu có từ mũi mang nghĩa chuyển: Mũi tên này rất nhọn.
ông em bị đau xương sườn ông em tuy đã rất già nhưng tai còn nghe rất rõ cái ấm nhà em có một tai hôm nay em ăn một bát cơm nước ăn da chân em mũi con chó nhà em rất thính mũi dao rất nhọn
a. Mắt
- Đôi mắt của bé mở to → mang nghĩa gốc.
- Quả na mở mắt → mang nghĩa chuyển.
b. Chân
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân → mang nghĩa chuyển.
- Bé đau chân → mang nghĩa gốc.
c. Đầu
- Khi viết em đừng ngoẹo đầu → mang nghĩa gốc.
- Nước suối đầu nguồn rất trong → mang nghĩa chuyển
Câu a: ''họ sống với nhau...''là nghĩa gốc và câu còn lại là nghĩa chuyển
Câu b:''hôm qua...''là nghĩa gốc và câu còn lại là nghĩa chuyển
Câu c:''trời rét...''là nghĩa gốc và câu còn lại là nghĩa chuyển
câu cuối mik thấy sai sai?
a) -họ sống với nhau đến đầu bạc răng long. :Nghĩa gốc
-an luôn đứng đầu lớp về môn toán : Nghĩa chuyển
b) -hôm qua mắc mưa, em bị sổ mũi. : Nghĩa gốc
-mũi cà mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng của tổ quốc việt nam : Nghĩa chuyển
. c) -trời rét, bà lại đau khớp ngón tay. : nghĩa gốc
-ai nói chú tư là thợ máy tiện có tay nghề cao. : nghĩa chuyển
c) -ăn cho ấm bụng : nghĩa gốc .
-bà lão đã nhận nuôi cháu bé. : nghĩa chuyển