Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:
- Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em?
- Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?
- Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Lực sĩ là người thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của một lực sĩ?
Trong những tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả. Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thê nào là văn miêu tả.
- Một số tình huống khác:
* Có một em nhỏ hỏi em con trâu có hình dạng ra sao, em phải nêu được những đặc điểm tính chất nổi bật của con trâu để em nhỏ hình dung ra.
* Em đã có dịp đi thăm Huế. Bạn em chưa đi lần nào nên rất muốn biết Huế ra sao. Em phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật ở Huế để bạn em hình dung.
- Nhận xét:
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
2. Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có hai đoạn văn miểu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:
a/ Hai đoạn văn có giúp em hình dung ra được đặc điểm của hai chú dế?
b/ Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
Vấn đề giáo dục của nước ta hiện nay đang là việc khiến cho người người quan tâm: học sinh coi trọng kiến thức thành tích, giáo viên coi trọng điểm thi đua/ cố gắng dạy thêm.., nhà trường cố gắng đạt % cao, phụ huynh lo con học hành như thế nào. Vì thế, "giáo dục" là vấn đề kéo theo câu hỏi "thầy cô dạy làm sao để học sinh yêu thích môn học của mình".
Ở đoạn văn này, em xin phép xét tới 3 môn học ảnh hướng lớn nhất: toán, anh, văn. Về môn Tiếng Anh, căn bản giáo viên Việt Nam (ngoại trừ những người ở thành phố lớn) đều chỉ biết ngữ pháp Tiếng Anh mà không biết nói Tiếng Anh. Thực vậy, bằng chứng là nước ta đã mời 2 giáo viên nước ngoài về dạy Tiếng Anh cho các trường trong nước. Việc em nói trên làm mất đi khả năng nghe của các bạn học sinh. Không chỉ có thể, ngữ pháp thầy cô chỉ dạy một nửa trên lớp, phần quan trọng thiết yếu còn lại chừa về cho lớp học thêm (Một học sinh từng nói). Điều này làm giảm khả năng làm bài, khẳ năng ngữ pháp của các bạn học sinh. Và rồi, giải pháp chính là đi học thêm (tình trạng phổ biến). Thầy cô phải làm sao để học sinh yêu thích môn Tiếng Anh?, theo em thầy cô phải có "tâm" khi dạy, trau dồi khả năng nghe nói đọc viết của bản thân. Về môn Toán, bản thân em thấy có rất nhiều bạn học sinh yếu toán, đó là bởi: thầy cô giảng nhanh, học sinh một phần không hiểu bài mà lại không chịu hỏi, bạn bè rủ rê,... Giải pháp ở đây đánh vào ý thức học tập của các bạn, đánh vào khả nắng dám hỏi của các bạn. Và hoàn toàn, bản thân giáo viên cần biết cách suy nghĩ sao cho lời giảng của mình dễ hiểu, gần gũi với những gì xung quanh các bạn học sinh. Bởi cái gì giải trí cũng dễ thấm vào đầu hơn. Về môn Văn, học sinh bị ép theo lối nghĩ phải dài, phải nói những câu từ mà ngay cả bản thân cũng không nghĩ tới điều đó được. Môn Văn âu nhờ vào trí tưởng tượng, trí liên tưởng của học sinh. "Văn" chính là đời, có hiểu đời mới hiểu văn; bởi thế các bạn học sinh còn quá nhỏ tuổi để hiểu đời nên là thầy cô, theo em cần để các bạn học sinh thỏa sức suy nghĩ, không gò bó các bạn theo lối văn mẫu.
"Giáo dục": 2 từ thiêng liêng, cao cả vô cùng. Chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kì ai mà quên đi cái thiếu sót của bản thân, vì thế cả thầy cô và học sinh nếu cùng cố gắng thì kết quả chữ "Giáo dục Việt Nam" sẽ được cả thế giới biết đến, ca ngợi. Khép lại, nói ngắn gọn: Thầy cô phải dạy có tâm, có tầm thì học sinh sẽ yêu thích môn học của mình; học sinh phải cố gắng chăm chỉ thì mới có thể giỏi giang.
(Văn của một đứa không biết mùi học thêm là gì, bạn thấy có chỗ nào phạm húy hay mất lòng người ra đề thì bỏ nhé, bị "đì" hơi mệt)
+) Tạo sự hứng thú, tò mò của học sinh bằng cách đặt học sinh vào các tình huống cần giải quyết, đặc biệt là qua các trải nghiệm thực tiễn phù hợp với khả năng của học sinh.
+) Năng lực của mỗi học sinh là khác nhau, nên chương trình phù hợp với mỗi học sinh là rất quan trọng để tạo sự hứng thú. Điều này có thể đạt được thông qua dạy học bằng phương pháp khu biệt hóa, cá nhân hóa.
Mk chỉ nghĩ dc nhiêu đây thoy ah
Câu 1:
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Câu 2:
- Một số con sông địa phương: sông Đồng Nai, sông Đại Nga,..
Giới thiệu:
Sông Đại Nga thuộc thôn Đại Nga, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Là một con sông tự nhiên trải dài trên 10km. Con sông có màu nước khá trong vì người dân biết bảo vệ môi trường nước. Với nguồn nước quanh năm dồi dào, con sông (đã )cung cấo đủ nước tưới cho cây cà phê vào mùa khô. Bắc ngang con sông là cầu Đại Nga. Cầu Đại Nga được xây dựng trên tuyến đường quốc lộ 20 vào đầu thế kỉ XXI. Nếu có dịp đến Bảo Lộc, các bạn hãy ghé thăm sông Đại Nga.
Câu 1 :
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
Nè bạn HĐTN là j.Đề mik trả lời cho
em thấy môn HĐTN này vô cùng là bổ ích(như cức),vui(như đầu bùi).Ghi vô đi