Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Với ý kiến thứ nhất: “Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng”, tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”.
+ Với ý kiến thứ 2, tác giả phản đối bằng cách đưa ra ý kiến ngược lại: “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go.
- Ý kiến của bản thân: Trước hết, những tranh luận về thơ của Lê Đạt là vô cùng xác đáng. Nhưng với tôi, thơ cũng có thể gắn liền với những cảm xúc bộc phát và là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt. Vì thơ thường xuất phát từ sự đồng cảm, những rung động bên trong con người.
- Nguyễn Trãi là một người luôn mang trong mình nỗi suy tư trước thế sự đen bạc. Thế nhưng dù cuộc đời vần vũ, ông vẫn luôn hiên ngang, tự trọng, giữ trọn cốt cách. Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi là một người yêu nước thương dân, sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh và luôn theo đuổi lí tưởng cao cả.
a. Lỗi lặp từ “nhà thơ”
Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b. Sử dụng từ “cũng như” không hợp nghĩa
Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
c. Cách dùng từ “thi phẩm” (tác phẩm thơ) lặp nghĩa với từ “bài thơ”
“Thu hứng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d. Sử dụng từ “mượn” không đúng nghĩa
Nhà thơ đã dùng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e. Lỗi dùng từ “tri thức” (những hiểu biết về sự vật, hiện tượng...) không đúng nghĩa
Được sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
g. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Nhân vật trữ tình” trong bài không phải là người phụ nữ
Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử kết lại bằng hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
h. Lỗi dùng từ không đúng phong cách “rất ư bất ngờ”
Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.
Hãy bước cùng mặt trời.
Vào tận đáy chơi vơi.
Qua muôn trùng vực thẳm.
Sưởi ấm hồn đơn côi.
Hãy ngước nhìn mặt trời.
Tìm màu nắng tinh khôi.
Soi ngang dòng dĩ vãng.
Ưu phiền sẽ nhẹ trôi...
“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)
“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời” (Sóng Hồng)
“Nhà thơ, ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải là những nhà tư tưởng” (Bêlinxki)
- Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, đề cao vai trò của người dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một con người luôn gắn yêu nước với thương dân, biết ơn người dân.
- Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự kết hợp hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường.
+ Một người gắn bó với quê hương, đất nước. Ông sống hết mình với lợi ích của dân tộc cả trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và trong thời bình khi nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt ra cấp thiết.
+ Luôn nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống chan hoà cùng tạo vật.
- Nguyễn Trãi yêu tình yêu của con người và cũng đau nỗi đau của con người. Thơ ông chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về thói đen bạc của lòng người.
Nội dung của thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa
+ Niềm suy tư về thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước
+ Khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, hưng thịnh thái bình.
+ Con người Nguyễn Trãi được hiện lên trong thơ văn
+ Là một người có tinh thần yêu nước mạnh mẽ và tấm lòng thương dân da diết
+ Là người con trí hiếu
+ Là con người coi trọng tình nghĩa, gắn bó với quê hương, yêu thiên nhiên.
- Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Yêu nước, thương dân
+ Nhân nghĩa vì dân
+ Khát vọng xây dụng một quốc gia độc lập, hưng thịnh, thái bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc.
- Nguyễn Trãi là một con người hết lòng vì nước, vì dân, mang trong mình tầm tư tưởng cao đẹp.
- Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình.
Trong hình dung của tôi, nhà thơ là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, phong phú, có tài sử dụng ngôn ngữ. Tôi không cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, bốc đồng