Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hệ Mặt Trời?
A. Gồm nhiều thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
B. Có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
C. Các thiên thể có quỹ đạo chuyển động hình elip.
D. Các hành tinh đều chuyển động từ Đông sang Tây.
Câu 2. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là
A. 146,9 nghìn km.
B. 149,6 triệu km.
C. 150 nghìn km.
D. 150tỉ km.
Câu 3. Nguyên nhân khiến cho ngày đêm trên Trái Đất luân phiên là do
A. Trái Đất hình cầu.
B. Trái Đất tự quay.
C. các tia sáng Mặt Trời chiếu song song.
D. trục Trái Đất nghiêng 66°33'.
Câu 4. Giờ địa phương được xác định dựa vào
A. độ cao của Mặt Trời.
B. chuyển động của Trái Đất.
C. vị trí của Mặt Trăng.
D. giờ ở Luân Đôn.
Câu 5. Ý nhận xét nào sau đây không đúng về giờ địa phương?
A. Luôn đến sớm hơn giờ múi.
B. Mỗi quốc gia có vô số giờ địa phương khác nhau.
C. Ở các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.
D. Giờ ở kinh tuyến Đông đến sớm hơn giờ ở kinh tuyến Tây.
Câu 6. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?
A. 30°. B. 15°. C. 20°. D. 25°.
Câu 7. Đường chuyển ngày quốc tế được lấy theo kinh tuyến
180° B. 90°Đ. C. 90°T. D. 0°.
Câu 8. Theo quy ước, nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì
A. tăng thêm một ngày lịch.
B. lùi lại một ngày lịch.
C. không cần thay đổi.
D. tăng thêm hay lùi lại tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia.
Câu 9. Theo quy ước, nếu đi từ phía đông sang phía tây qua đường chuyển ngày quốc tế thì
A. tăng thêm một ngày lịch.
B. lùi lại một ngày lịch.
C. không cần thay đổi.
D. tăng thêm hay lùi lại tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia.
Câu 10. Khi Luân Đôn đang đón giao thừa (0h ngày 01/01/2020) thì lúc đó Việt Nam đang là mấy giờ? Ngày nào?
A. 7 giờ - ngày 01/01/2020
B. 6 giờ - ngày 01/01/2020
C. 19 giờ - ngày 01/01/2020
D. 18 giờ - ngày 01/01/2020
Đáp án D