Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài thơ "Lượm", hình ảnh của chú bé Lượm đã được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Thật vậy, người đọc cảm nhận được hình ảnh của một chú bé đưa thư liên lạc đáng yêu và vô cùng dũng cảm. Đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 chú nhóc đưa thư, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như "loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh" và hình ảnh "ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang" cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh "Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng" gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Thứ hai, người đọc có thể thấy được sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Lời nói hồn nhiên của cậu bé là "Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà" cho thấy một sự dũng cảm, hồn nhiên của chú bé Lượm nhỏ tuổi. Có lẽ đây chính là khởi nguồn của lòng yêu nước đã được nuôi dưỡng ở tâm hồn trẻ em VN từ nhỏ. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn "đạn bay vèo vèo" để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cấp bạc phục vụ cho kháng chiến. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Tóm lại, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến. ( so sánh )
Đổ máu trong bài thơ Lượm thuộc câu ẩn dụ
- Đổ máu: sự hi sinh, mất mát
Chúc bn thi tốt nhé
Theo mimh "đổ máu" là hình ảnh an du
Trong bài thơ"Lượm" Tự "đổ máu" nghĩa là xảy ra chiến tranh ác liệt khiến nhiều chiến sĩ hi sinh
Biện pháp tu từ ẩn dụ : Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
Tác dụng : Chỉ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt.
Nhớ mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, đứa con ly hương đêm ngày đăm đắm “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Càng "nhìn về” càng bồi hồi nhớ mẹ, nhớ đức hy sinh cao cả, tình thương con bao la của người mẹ nay đã khuất núi. Câu tục ngữ "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con" được tác giả vận dụng sáng tạo:
"Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”.
Tác giả khép lại bài thơ bằng hai câu thơ mang âm điệu ca dao trữ tình thể hiện bao nỗi ân tình sâu nặng của đứa con đối với người mẹ hiền thương yêu:
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Dù mẹ đã mất, nhưng những kỉ niệm ân tình sâu sắc ấy của mẹ, đứa con mãi mãi ghi sâu trong lòng. Lòng hiếu thảo là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người Việt Nam chúng ta. Thơ Nguyễn Duy man mác như điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ sau lũy tre xanh, bên bờ dâu ruộng lúa đang vọng về năm tháng. Những suy tư triết lí của tác giả làm cho tư tưởng tình cảm trong bài thơ trở nên sâu sắc, mang tính chất dân tộc và hiện đại.
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..." là một bài thơ rất hay, tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ. Quả vậy, thơ Nguyễn Duy đẹp như ca dao, đậm đà như dân ca, man mác như lời hát ru.
Biện pháp tu từ ẩn dụ :lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
Tác dụng: chỉ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt,
Biện pháp tu từ ẩn dụ : Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
Tác dụng : Chỉ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt.
Mk nghĩ chỉ có hoán dụ lấy dấu hiệu sự vật gọi tên sự vật.