Câu 1: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh?
A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản. B. Chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công.
C. Mâu thuẫn giữ tư sản với nông dân. D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác.
Câu 2: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh, phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nào?
A. Các công trường thủ công B. Các ngành ngoại thương
C. Các trung tâm về công nghiệp D. Các thành thị phát triển.
Câu 3: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?
A. Quý tộc mới B. Tư sản và vô sản
C. Tư sản và tiểu tư sản D. Tư sản và thợ thủ công
Câu 4: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?
A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng
B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.
Câu 5: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?
A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân. B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản. D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.
Câu 6: Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp thể hiện điều tất yếu gì?
A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu
B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
D. Sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, và tiến tiến của giai cấp tư sản.
Câu 7: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào?
A. Luyện kim. B. Giao thông vận tải. C. Hóa chất. D. Dệt
Câu 8: Sau cách mạng tư sản, yếu tố nào thúc đẩy nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp?
A. Tư bản, nhân công, và sự phát triển của máy móc, kỹ thuật.
B. Tư bản, nguồn lao động và thị trường rộng lớn.
C. Vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa.
D. Tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường.
Câu 9: Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?
A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.
B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.
C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.
D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.
Câu 10: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới?
A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.
B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ nghĩa Mác.
C. Vì cùng chung một mục đích đó là chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.
D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.
Câu 11: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?
A. Mít tinh, biểu tình. B. Bãi công C. Khởi nghĩa. D. Đập phá máy móc.
Câu 12: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?
A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
C. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: Em hãy hoàn thành bảng sau nói về đặc điểm nổi bậc của các nước Anh-Pháp- Đức – Mĩ cuối thế kỉ XIX. Theo cách nhận xét của Lê Nin ? (2 điểm)
- Anh………………………………………………….
- Pháp…………………………………………………
- Đức……………………………………………………..
- Mĩ…………………………………………………….
Câu 2: Em hãy nêu điểm giống nhau trong tư tưởng của C.Mác và Ăng-ghen ? (1.5 điểm)
Câu 3: Hoàn thành bảng so sánh vị trí các nước Anh – Pháp - Đức – Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời : 1870 và 1913 (2 điểm)
Thời gian | Anh | Pháp | Đức | Mĩ |
1870 | | | | |
1913 | | | | |
Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử Cách mạng Nga 1905 – 1907 lại có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ? (1.5 điểm)
- Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa, mâu thuẫn tư sản với công nhân và nhân dân lao động,...
- Nguyên nhân là do:
+ Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng.
+ Sự khác biệt về địa vị và quyền lợi của các nước đế quốc do sự chênh lệch về sức mạnh và kinh tế.
+ Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước đế quốc làm cho nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu mở rộng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.
+ Hiện tượng thiếu công bằng xã hội ngày càng thể hiện trầm trọng, sự chênh lệch giàu, nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt.
+ Sự giác ngộ về chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt của công nhân ngày một nâng cao.
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa, mâu thuẫn tư sản với công nhân và nhân dân lao động,...