Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
17. C ( các đáp án còn lại ta có thể thấy rõ ở các nước tư bản )
18. A ( NB đã coi trọng từ thời Duy Tân MinhTrị)
19. D ( lúc này NB đã trở thành một nước giàu mạnh - đánh dấu sự trở về châu Á với học thuyết phukada)
20. A ( nhằm mục đích khôi phục và phát triển kinh tế )
Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới
Đáp án A
Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Xô- Mĩ đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Đông Nam Á là một trong những nơi diễn ra cuộc đụng đầu này với biểu hiện là cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954-1975). Do đó, mặc dù mục tiêu phát triển của ASEAN chủ trương tập trung phát triển kinh tế- văn hóa nhưng trong giai đoạn 1967-1976, tổ chức này lại chú trọng đến hoạt động chính trị- quân sự, để duy trì được nền hòa bình, an ninh của khu vực
- Sự phát triển :
+ Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.
+ Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.
+ Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)
+ Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :
+ Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
+ Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
+ Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.
+ Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.
Đáp án D
(3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh (1945 – 1950)
(1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (những năm 70)
(4) Tây Âu lầm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài (1973 đến đầu thập kỉ 1991)
(2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại (1991 – 2000)
Đáp án D
Trong giai đoạn 1951 – 1953, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, chính phủ còn đề ra những chính sách nhằm chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính ngân hàng thương nghiệp.