Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài
- Giới thiệu cảnh đêm thanh vắng ngồi học bài, nghe tiếng kim đồng hồ điểm bớc đi của thời gian
b. Thân bài
*** Yêu cầu:
- Tả cảnh đêm khuya thanh vắng : thời gian, không gian, cảnh vật, hoạt động của con ngời
- Cảnh chiếc đồng hồ hối hả điểm từng bớc đi của thời gian ( tưởng tượng, lồng tả cảnh với kể chuyện và biểu cảm )
- Lời khuyên chí tình chí lí của chiếc đồng hồ: thời gian là vàng ngọc, không đợi chờ ai, biết tiết kiệm thời gian, vơn lên trong hiện tại và tơng lai, làm việc, học tập cần cù, chăm chỉ
c. Kết luận
- Cảm nghĩ, suy nghĩ, liên tởng của học sinh
+ Tưởng tượng được thời gian đặc biệt là không gian để tạo không khí cho sự việc được kể: Có thể là đêm khuya, mọi người trong nhà đã chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ còn lại mình em với những đồ dùng học tập và bên cạnh là bác đồng hồ vẫn đang miệt mài làm viêc…
+ Tưởng tượng ra câu chuyện mà chiếc đồng hồ sẽ kể qua đó sẽ bộc lộ được ý nghĩa của câu chuyện, chính là điều mà chiếc đồng hồ muốn nói với em. Phần này hoàn toàn cho phép học sinh tưởng tượng có thể là một câu chuyện đã được học trong chương trình nhưng tưởng tượng ra kết cục khác hay viết tiếp cho câu chuyện ấy( thích hợp với những câu chuyện dân gian mà học sinh đã học ở kỳ 1, nội dung câu chuyện là vấn đề quan trọng để gợi ra ý nghĩa mà chiếc đồng hồ muốn nói) Ví dụ từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, học sinh tưởng tượng phần hai để nêu ra bài học về thái độ chủ quan, chỉ sống với quá khứ huy hoàng mà không chuẩn bị cho tương lai…Chẳng hạn thần Sơn Tinh, sau khi đã lấy được Mị Nương thì thỏa sức vui chơi, coi thường thần Thủy Tinh,. Vị thần núi, chẳng chịu luyện tập, sức vóc suy yếu, không nghe cận thần…Trong khi đó Thủy Tinh chẳng quên mối thù, đêm ngày luyện tập chờ cơ hội để đánh trả…Từ đó gợi ra ý nghĩa, bài học trong cuộc sống.
+ Có thể tưởng tượng một câu chuyện hoàn toàn mới song điều nêu ra từ câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định đặc biệt gắn việc việc học và lứa tuổi của mình…
B3:
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
~Hok tốt~
B4:
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
~Hok tốt~
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
" Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền la sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.
“Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "
Hay
"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”
(Người hoá khi)
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Chào tất cả các bạn thân yêu! Những bạn thiên nhiên bao năm qua đã sống cùng tôi trong mái trường này. Và cả các bạn nữa! Những bạn học sinh đã từng gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò. Mình là Phượng, người bạn lâu đời và quen thuộc nhất với mỗi chúng ta. Ai đã qua tuổi học trò mà không một lần xao xuyến khi họ hàng chúng tôi thắp lên những bông hoa lửa đỏ. Ấy vậy mà trong chúng ta có bạn chưa tốt lắm, chưa biết quý trọng cây xanh bóng mát trong trường. Hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe một kỉ niệm buồn tôi đã gặp lúc tuổi thơ.
Ngày ấy tôi được các thầy cô đem về trồng khi ngôi trường này mới xây dựng được một năm. Đặt chân đến trường, tôi hợp ngay với khu đất mới, hơn thế nữa, tôi lại được các thầy cô nâng niu chăm sóc và cho uống nước đều đặn nên chẳng mấy chốc tôi đã lớn rất nhanh khiến tôi khoan khoái và sung sướng hơn. Hàng ngày các bạn lá giúp tôi hít thở khí trời nên chẳng mấy chốc tôi đã to mập bàng ngón tay to nhất của bạn học trò. Tôi chưa có ý định ra cành và còn muốn vươn lên cao hơn nữa. Với lại nếu ra cành thấp quá, chắc chắn tôi sẽ trở thành chiếc "ghế đá" thường xuyên cho các cậu học trò vô ý và biết đâu không khéo, tôi lại gây ra những tai nạn đáng thương. Nhưng thật buồn, ước mong tốt đẹp của tôi không bao giờ có thể thực hiện được các bạn ạ.
Câu chuyện xảy ra vào ngày chủ nhật khi có một nhóm bạn lớp 6 đi lao động. Các bạn đi rẫy cỏ sân trường và vun xới những cây non. Chẳng biết ở những anh bạn của tôi, các cô các cậu ấy chăm sóc thế nào mà đến chỗ tôi mấy bạn nữ sơ ý cứ lấy cuốc mà rạc cỏ và cứ thế là nghiến biến đi mấy chiếc chân tôi. Tôi đau điếng nhưng may còn chịu được vì đó chỉ là những đôi chân phụ. Nhưng không hiểu sao, một lúc sau tôi thấy một đám bạn nam thì thầm to nhỏ rồi quay lại chỗ tôi. Chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì bỗng nghe cái "khực". Tôi đau điếng, mặt mũi tối sầm, nhựa trắng cứ thế ứa ra ướt hết cả áo. Lúc ấy tôi nghĩ mình chết chắc rồi. Nhưng may thay hơn một ngày sau nhờ mẹ đất tôi hồi sinh trở lại nhưng thật đau đớn, tôi nhận ra mình đã vĩnh viễn "mất đầu".
Gần một tháng trời sống trong đau đớn vô cùng rồi cũng may chỗ cổ tôi vết thương liền lại nứt ra hai mống non tươi (là hai cành to khỏe và rắn chắc của tôi bây giờ).
Giờ thì tôi đã rất vững vàng nhưng vẫn còn buồn lắm về cậu bạn ngày xưa. Tiếc là hôm ấy tôi không nhớ mặt. Các bạn ạ! Các bạn có đặt mình vào địa vị của chúng tôi, các bạn mới hiểu được những đau đớn ấy. Chúng tôi dù vậy vẫn không dám kêu ca, vẫn tận tụy phục vụ các bạn học trò. Nhưng chúng tôi buồn lắm. Nhiều bạn chúng ta vô ý vô cùng. Không những chúng tôi chẳng bao giờ được chăm sóc, các bạn lại còn hay bẻ cành vặt lá. Lại nữa, các bạn còn khắc chi chít lên khuôn mặt của tôi, hái hoa của tôi để trong giỏ xe cho khô héo hay vứt tả tung khắp sân trường. Tôi vẫn không dám kêu ca, chỉ xin các bạn hãy nghĩ về những hành động của mình. Xin chào và luôn mong các bạn là những người tốt.
1Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
2
Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.
Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.
Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.
Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.
- Chào anh ổi! Khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?
Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.
Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.
Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:
- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.
- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.
Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.
Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...
Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm ywườn của tôi.
3
Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.
Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.
Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.
Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.
Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.
"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".
Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".
À thì ra là như vậy!
Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.
4
ong cuộc sống của chúng ta ngày nay, có không ít người có hoàn cảnh khó khăn và éo le. Đặc biệt là những chiến sĩ đã bị nhiễm chất độc màu da cam khi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đáng thương thay, chất độc quái ác đó không chỉ làm những người lính bị nhiễm mà còn đời sau của họ cũng bị di truyền,... Một lần, em đã được xem trên truyền hình một câu chuyện về gia đình có người bố bị nhiễm chất độc màu da cam. Câu chuyện đã để lại trong em nỗi xúc động sâu xa.
Một gia đình nông dân nghèo có người chồng bị nhiễm chất độc màu da cam. Họ sinh được ba cậu con trai có hình dạng khác thường. Người chồng nguyên là chiến sĩ đã tham gia chiến đấu để giữ nền độc lập cho nước nhà và trở về quê khi chiến tranh kết thúc. Người chồng này yếu ớt, người gầy xạm, chỉ có thể ngồi ở nhà trông con và nương tựa vào người vợ mà thôi.
Nhà có ba cậu con trai thì cậu thứ nhất lúc nào cũng ngửa mặt lên trời mà cười, mồm miệng méo xệch, nước bọt trào ra, không những thế đôi vai của cậu còn bị lệch một bên nên một cánh tay lúc nào cũng lòng thòng. Trông đến khổ! Có lẽ cũng bởi vậy mà khi mặc áo, cậu ta có cảm giác khó chịu và xé rách áo. Đến cậu thứ hai thì béo ục ịch nhưng lại rất lùn nên mỗi bước đi của cậu chậm chạp. Cậu ta còn có đôi mắt to, cái đầu to, nhìn rất xấu. Cuối cùng là cậu út. Cậu này rất thương mẹ nhưng lại giúp mẹ lúc được, lúc không. Bởi cậu bị mắc căn bệnh động kinh nên cậu có thể bị ngất bất cứ lúc nào trong từng giờ, từng ngày.
Thật khổ sở cho hai vợ chồng này: Có ba cậu con trai hình dạng khác thường đã không giúp được gì nay chúng còn phá đồ đạc trong nhà. Nhà của gia đình này bụi bặm, có con ngõ nhỏ trước nhà cũng toàn những đống gạch ngổn ngang, cùng những cành cây bề bộn. Khi xem thì em còn được biết: Cứ mỗi lần hai vợ chồng cố gắng thu dọn ngăn nắp thì những đứa con lại phá tanh bành. Cậu con trai đầu lúc nào cũng chơi ngoài vườn, lúc thì dùng những viên gạch để xếp từng đống, lúc lại dùng những cành cây để chơi trò trận giả. Có những lúc các cậu còn vật nhau ngoài vườn hay dùng que đánh nhau, đến bố mẹ cũng không ngăn được, mỗi lần ngăn là các cậu lại dùng gạch đánh bố mẹ như người không có trí khôn...
Người bố thì yếu, không làm được việc gì nên người mẹ phải gánh vác tất cả những công việc nhà nông, đã thế ban đêm lại phải làm thêm bánh để mang ra chợ bán buổi sáng. Với số tiền ít ỏi nhận được cũng chỉ đong được gạo đủ cho một đến hai bữa cơm để chia đều cho bố con. Có những lúc người bố còn không được ăn vì thương các con. Nhiều lúc những đứa con lên cơn, chúng còn đuổi đánh bố mẹ. Người bố cũng có một chút tiền trợ cấp thương binh, nhưng số tiền ít ỏi đó chỉ đủ mua thuốc khi phải vào bệnh viện. Cuộc sống kham khổ cứ thế trôi đi từng ngày, từng ngày một mà không biết bao giờ sẽ kết thúc. Gia đình đã nghèo nhưng ba cậu con trai mỗi khi lên cơn lại luôn phá phách nên cuộc sống càng trở nên khó khăn.
Qua câu chuyện trên, em muốn nói với mọi người rằng: Hãy cùng nhau chung sức giúp đỡ những người bị nhiễm chất độc màu da cam vượt qua cuộc sống khốn khổ. Chất độc quái ác đó đã phá hoại thiên nhiên, môi trường mà không những thế nó còn để lại rất nhiều di chứng cho con người từ đời này sang đời khác. Chúng ta hãy lên án bọn đế quốc Mĩ, lên án chiến tranh và hãy ngăn chặn để chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra với cả thế giới.
Hãy tả một nhân vật có ngoại hình khác thường mẫu 2
Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sắc. Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiền em phải chú ý như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe.
Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non nớt đương đầu với sóng gió của cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược, đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, có lẽ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân hậu. Cậu có chiếc mũi dọc dừa trông chẳng hợp với khuôn mặt của mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà. Đã vậy, ông trời còn nỡ để Minh mang một dị tật khủng khiếp. Hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cậu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vừa khóc vừa giận dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vã chạy đến đỡ Minh dậy. Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: Tuy xấu xí, nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời. Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cửa mời gọi mọi người mua hàng. Cậu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần, một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp, bác cho cậu năm nghìn và nói: "Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu" Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: "Đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày. Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình". Minh tuy nghèo nhưng rất ham học dù điều kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách của chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp. Thật là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thế là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé của mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế. Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên của Minh đấy. Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước. Trời đã gần trưa, mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vừa lúc ấy, chị của Minh tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: "Chào em, em là bạn của Minh à". Em tươi cười gật đầu. Chị quay sang đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo. Mẹ em chạy đến nói với chị của Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thương để được che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người
Nhìn hoàn cảnh của Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẽ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh.
- Mở bài:
+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.
- Thân bài:
Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.
+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.
+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.
+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.
+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.
+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.
- Kết bài:
+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.
+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.
- Mở bài:
+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.
- Thân bài:
Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.
+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.
+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.
+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.
+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.
+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.
- Kết bài:
+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.
+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.
Khi đi dạo phố về thì cũng đã rất muộn, tôi leo ngay lên chiếc giường mềm mại và ngủ. Lúc ngủ, không ngờ tôi đã mơ được một giấc mơ thật kì lạ.Tôi mơ thấy ông lão mù thổi kèn Tây mà vừa nãy tôi đã gặp.
Tôi thấy cụ vẫn ngồi thổi kèn, quần áo của cụ rách nát, thân hình gầy gò,..nhìn qua cụ lại khiến tôi đau lòng. Tôi tiến tới gần cụ, gần như cụ nghe thấy tiếng bước chân nên đã dừng thổi kèn lại, từ từ để chiếc kèn xuống mặt đất.Tôi ngồi xuống trước cụ, tôi lễ phép chào:
-Cháu chào cụ ạ !
-Ta chào cháu_cụ trả lời.
Cụ hỏi tôi:
-Cháu lại tới đây làm gì thế, cậu bé tốt bụng ?
Tôi khá bất ngờ vì cụ biết tôi đã gặp cụ. Dường như hiểu ý tôi, cụ chỉ mỉm cười.Tôi tò mò hỏi cụ:
-Cụ ơi, sao cụ lại phải đi ăn xin thế ạ ?
Cụ buồn bã nói:
- Cha ta là một chiến sĩ, còn mẹ ta là một cô gái ở vùng thôn quê. Họ lấy nhau và đẻ ra ta. Cuộc sống của ta rất hạnh phúc, ta có được tình yêu thương của cha ta và mẹ ta.-Tới đây cụ ngừng nói
Tôi hỏi:
-Rồi sao ạ?
Cụ nói tiếp:
- Năm ta vừa được tròn bốn tuổi, cha ta phải ra chiến trường để bảo vệ Tổ quốc. Khi đó mẹ ta và cả ta đã khóc rất nhiều nhưng ta đã nói với mẹ rằng "không sao đâu mẹ ơi, rồi cha sẽ quay về mà !", cả mẹ ta và ta đều hi vọng như vậy. Nhưng, hi vọng của ta đã bị dập tắt hoàn toàn, khi ta gần 6 tuổi, mẹ con ta nhận được tin cha ta đã hi sinh ở trên chiến trường. Mẹ con ta đi nhận tro cốt.
Tôi hỏi:
- Chắc cụ đau lòng lắm cụ nhỉ?
Cụ nghẹn ngào nói:
- Chắc chắn rồi, làm sao mà không đau cho được cơ chứ. Những ngày tháng khổ cực cứ thế mà đến với ta, mẹ ta phải làm đủ việc để có gạo cho ta ăn. Lớn hơn một chút, ta đã có thể đi làm để có thể đỡ đi phần nào gánh nặng cho mẹ ta, mọi chuyện tưởng chừng rất yên ổn nhưng không ngờ năm ta tròn 20 tuổi, mẹ ta đã qua đời do bị bệnh. Lúc đó, ta tưởng chừng thế giới này đã sụp đổ và khi đó, ta được một ông lão rất tốt bụng dạy ta nhiều thứ, ông ấy đã cho ta cảm nhận lại được tình cảm cua người cha mà ta đã thiếu hụt biết bao nhiêu năm qua. Ta nhận được tin ta phải ra chiến trường để chiến đấu, nhiều năm trôi qua, ta trở về ngôi nhà xưa cũ thì mới hay tin ông lão ấy đã khuất núi.Khi ta đã có tuổi, những cuộc chiến tranh bùng nổ, những người dân trong làng ta phải di rời đến nơi khác để ẩn náu.Không ngờ, trong lúc đang di chuyển tới nơi khác, bọn địch đã thả bom xuống, chúng xả súng làm biết bao nhiêu người thiệt mạng, vài mảnh vỡ nhỏ của đạn đã bắn vào mắt của ta mà ta không hề hay biết. Chiến tranh qua, ta không có nơi để đi, để về đành phải lang thang ngòai đường.Chiếc kèn này là do một người bí ẩn tặng ta, người ấy cũng dạy ta cách thổi kèn, ta coi thứ này là cả gia tài của ta. Đôi mắt ta vì mảnh vỡ của đạn mà bị mù.
Nghe xong câu chuyện của ông lão mà tôi cứ rưng rưng nước mắt....(mún viết kb sao tự viết)
(mình viết văn không dc hay lắm nhưng mà nếu có ném đá thì ném nhẹ nhẹ thui nha)
a. Mở bài
- Giới thiệu cảnh đêm thanh vắng ngồi học bài, nghe tiếng kim đồng hồ điểm bớc đi của thời gian
b. Thân bài
*** Yêu cầu:
- Tả cảnh đêm khuya thanh vắng : thời gian, không gian, cảnh vật, hoạt động của con ngời
- Cảnh chiếc đồng hồ hối hả điểm từng bớc đi của thời gian ( tưởng tượng, lồng tả cảnh với kể chuyện và biểu cảm )
- Lời khuyên chí tình chí lí của chiếc đồng hồ: thời gian là vàng ngọc, không đợi chờ ai, biết tiết kiệm thời gian, vơn lên trong hiện tại và tơng lai, làm việc, học tập cần cù, chăm chỉ
c. Kết luận
- Cảm nghĩ, suy nghĩ, liên tởng của học sinh
“Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái rất đẹp tên là Mị Nương...”
Tôi cầm quyển sách, đứng nghiêm và đọc rõ ràng. Tôi tưởng như mình đang đứng trước lớp trong giờ giảng văn ngày mai. Mới tám giờ tối cả nhà còn thức cả. Bé Minh, đứa em lên bốn của tôi, chốc chốc lại nhảy lên la lớn:
- Anh Phương đọc hay quá!...
Chiếc đồng hồ trên nóc tủ kêu lên những tiếng tích tắc nho nhỏ “Tốt....Tốt... Tốt...”
- Không hiểu sao, tôi lại nghe tiếng đồng hồ nói vậy. “Tốt... Tốt” nghe giống tiếng thầy giáo mỗi lần khen chúng tôi. Tôi mỉm cười và đọc say sưa. Mười giờ.
Cả nhà đi ngủ, chỉ còn một mình tôi với ngọn đèn dầu leo lét. Gió từ cánh đồng sau nhà thổi tới: ngọn đèn nghiêng qua, nghiêng lại, có lúc như chỉ còn là một sợi chỉ xanh lét. Tôi vội vàng chạy ra đóng cửa. Ôi mệt quá!. Một làn gió mùa thổi tới. Tôi hít căng lồng ngực. Một khoáng không gian nho nhỏ trong cơ thể tôi chứa đầy hương thơm ngòn ngọt, man mát của sen hồ và mùi nồng nồng, ngai ngái của đất bùn... Tất cả quyện lấy nhau, tạo thành hương vị riêng của đồng nội. Trời đầy sao và không gian tràn ngập hơi nước. Tôi khép cửa lại mà lòng lưu luyến.
Tôi lại ngồi bàn và cố quên đi mấy tiếng ếch đang ộp oạp ở bên ngoài vọng tới. Những tiếng đồng hồ trên tủ thì tôi nghe mồn một:
“Thòi gian - vàng bạc... Thời gian - vàng bạc”.
Tôi bực mình:
- Thời gian là vàng bạc thì anh hãy để tôi yên. Tôi còn làm bài chứ.
Chợt tôi nghe một giọng nói ồm ồm cất lên:
- Ta nghe cháu đọc hay quá. Ta cũng muôn kể chuyện của ta.
- Ai nói? - Tôi nhìn quanh, không thấy một bóng người. Cái giọng ấy lại vang lên.
- Ta là cái đồng hồ đây. Cháu đừng sợ, đừng sợ.
- Cháu ạ
- Bác lại lên tiếng - Thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ta già, nên ta biết nhiều chuyện quá khứ. Cháu đã nghe ai kể chuyện: Sơn Tinh - Thủy Tinh phần hai chưa?
Thì ra truyện Sơn Tinh - Thủy tinh tôi đọc lúc này gợi cho bác đồng hồ nhớ tới câu chuyện khác. Nhưng làm gì có truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh phần hai. Lạ quá! Thôi hãy nghe bác đồng hồ nói gì.
Mười năm... Hai mươi năm... Một trăm năm... đụng độ nẩy lửa giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh tưởng theo thời gian mà dẫn đến bị quên đi. Người ta tưởng mối hiềm khích xưa đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng càng ngày nó càng dữ dội. Đã bao lần vua Thủy Tề xuất quân mà thua vẫn hoàn thua. Nhà vua ức lắm. Lần này, ngài lại ra quân. Đứng trước ba quân, nhà vua hét lớn:
- Hỡi ba quân! Chúng ta phải sinh tử một phen cuối cùng với Sơn Tinh!. Ta và chúa Tản Viên không thể đội trời chung!
- Muôn tâu bệ hạ! Chúng ta không nên nóng vội. - Một tiếng trầm trầm nhưng rắn chắc vang lên.
Thủy Tể quắc mắt, vung gươm. Tiếng gươm xé gió làm cả mặt nước sủi bọt, sóng đánh ầm ầm:
- Ai? Có phải quan văn Cá Chuối đó không? – Ngài quát.
- Tâu bệ hạ! Ta ra đi lần này phần thua là nắm chắc. Chi bằng ta hãy dùng kế hiểm.
Mặt Thủy Tinh dịu lại, phán:
- Vậy kế chi, nói thử ta xem:
Quan văn Cá Chuối rạp mình, ghé tai vua nói nhỏ hồi lâu. Mặt Thủy Tinh sáng lên. ra lệnh bãi chầu, mặc cho tướng sĩ ngạc nhiên không hiểu.
Lại nói về Sơn Tinh.
Một năm... Hai năm... Ba năm... vẫn không thấy Thủy Tinh động tĩnh gì. Sơn Tinh tự nhủ: “Có lẽ vì sợ chết khiếp rồi, chẳng còn dám bén mảng đến đây nữa”.
Rồi vua nghĩ đến những trận thắng huy hoàng thuở trước. Ngày này qua ngày khác, nhà vua chỉ nằm bên chén rượu, bàn cờ mà mơ mơ màng màng. Đây là trận thắng đầu tiên, ta đem Mị Nương về. A ha! Người cứ nổi sóng, nổi gió nữa đi! Ta đã hóa phép cho đỉnh núi cao chạm mây. Suốt đời mi không thể dâng nổi ngọn sóng lên tới đây được. Sơn Tinh chỉ sông với quá khứ vàng son, quên mất việc luyện binh, luyện phép. Thân thể cường tráng của ngài bỗng chốc trở nên lọm khọm. Bệnh tật đã đến với ngài. Triều đình sợ phép ngài không dám nói một lời. Duy chỉ có quan tể tướng tên gọi “Voi độc ngà” là không sợ, tâu lên:
- Tâu đại vương, Thủy Tề không đánh, chắc có độc kế của y. Đại vương không lo liệu việc quân, chỉ nghĩ đến quá khứ vàng son, đến khi Thủy Tể kéo đến, lúc đó liệu quá khứ huy hoàng có thể giết nổi quân thù không?
Chỉ nghe có thế. Sơn Tinh đã quát lên:
- Tên quan kia, mi định dạy khôn ta ư? Ta trọng mi có chút tài vậy mà...
Quan tể tướng biết mình không lay chuyên nổi Sơn Tinh, cáo lui ra về với rừng sâu, ngày đêm chiêu mộ quân sĩ, luyện tập cung tên.
Thấm thoát đã gần mười năm trôi qua. Trong mười năm ấy Sơn Tinh ngồi yên quên luyện tập, quên đất nước: cùng thời gian đó Thủy tinh đã làm bao nhiêu việc: thành lập thêm những đội quân cảm tử vô cùng tinh nhuệ, học thêm được nhiều phép hô phong hoán vũ v.v... và nhất là đã mua chuộc được họ hàng nhà mối, làm nội ứng.
Ngày ra quân đã điểm. Thủy Tề cưỡi trên con sóng bạc đầu, dẫn đầu đội quân điệp điệp, trùng trùng đến chân núi Tản. Thủy Tề thét lớn:
- Hỡi tên chúa núi Tản Viên! Đã đến ngày ta hỏi tội mi đây!
Sơn Tinh bước ra, từ trên cao nhìn xuống, cố hét, nhưng đâu còn cái âm vang dội đất trời thuở xưa nữa:
- Ta báo cho người hay, néu muôn vẹn toàn, hãy lui quân. Ngươi còn nhớ những trận giao chiến ngày trước chứ!
Đến lúc vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Sơn Tinh vẫn còn sống với quá khứ và không biết gì đến hiện tại.
Không để cho Sơn Tinh dứt lời. Thủy Tinh hô lớn:
- Ba quân! Đánh!
Và thế là đất trời chuyển động. Nước dâng cao, còn núi vẫn đứng nguyên không động cựa. Sơn Tinh giở phép thần thông nhưng không còn linh nghiệm. Ngài định nhấc ngọn núi phía tây, ngọn núi phía tây không nhúc nhích. Ngài lại định kê hòn núi phía đông, nó vẫn đứng trơ trơ. Ngài hô quân sĩ, chỉ nghe lác đác vài ba tiếng dạ vâng lập cập của bọn cảnh vệ. Ngài hối hận, cuống cuồng, nhưng đã muộn rồi. Ngài nhắm mắt chờ chết.
Nhưng bỗng Ngài nghe tiếng động ầm ầm. Ngài mở mắt và thấy một cảnh tượng lạ lùng. Dưới nước màu đỏ ngầu, những tên tướng, những đám tàn binh của Thủy Tề đang dẫm xác lên nhau chạy trốn. Đất đá trên núi vẫn ầm ầm lao xuống, Sơn Tinh không tin ở mắt mình nữa. Ngài dụi mắt. Đúng! Kia là Tể tướng “Voi độc ngà” đang đứng trước đoàn quân hùng dũng. Voi tiến lại bên Ngài và quỳ lạy. Dưới nước. Thủy Tinh dốc sức đẩy con sông cuối cùng để phá đi dãy núi. Nhưng Thủy Tinh đã thất bại vì họ hàng nhà mối đã bị quan Tể tướng phát hiện và trừng trị khi chúng thực hiện âm mưu bán nước.
Trời lại lặng, nước lại trong xanh, một màu xanh hiền hòa như chưa hề có trận kịch chiến vừa mới xảy ra.
Sơn Tinh hối hận, nước mắt tuôn rơi, miệng nói:
- Ôi ! Ta chi sống với quá khứ mà không biết nghĩ đến hiện tại và tương lai. Nếu chẳng may Thủy Tinh thực hiện được ý đồ thì ta ân hận suốt đời.
Bác đồng hồ kể chuyện xong và khuyên tôi:
- Bác biết cháu học tốt những năm vừa qua. Nhưng cháu ơi, đừng có ôm ấp lấy quá khứ vàng son của mình mà chủ quan kiêu ngạo. Cháu phải nhớ luôn luôn vươn lên trong hiện tại và trong tương lai. Vươn lên không ngừng cháu ạ: bởi vì thời gian là vô tận, ai đoán được tương lai sẽ dừng lại ở lúc nào?
Xong câu chuyện, bác đồng hồ lại trở về công việc thầm lặng của mình. “Tích tắc... tích tắc”.
Tôi nghe âm thanh ấy như nghe lời bác nhắn với người đời sau:
“Làm việc, làm nữa, làm mãi! Học, học nữa, học mãi”