K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2020

Nét độc đáo đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn khi khởi phát là khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”. Điều này đã chiếm được cảm tình của dân chúng. Đại đa số nông dân nước ta thời bấy giờ đã bị bần cùng hóa do nhiều chính sách áp bức, bóc lột của các quan lại phong kiến, do chiến tranh kéo dài triền miên. Những bộ tộc miền núi thời ấy cũng bị chia cắt và phân tán bởi các thế lực cường quyền, nạn buôn bán nô lệ nên họ còn sống trong đói khổ, mông muội. Anh em Nhà Tây Sơn chọn vùng miền núi phía Tây phủ Quy Nhơn (tức là toàn bộ vùng Đông Trường Sơn ngày nay) làm căn cứ địa, lấy vùng An Sơn (An Khê ngày nay) làm trung tâm đầu não để tập hợp quần hùng

28 tháng 4 2018

Lời giải:

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân nêu khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.

Đáp án cần chọn là: D

6 tháng 4 2022

Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo".

tham khảo

Tham khảo:
 

Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo".  
13 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

- Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

- Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Lực lượng: Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.

- Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.


 

 

13 tháng 5 2021

- Nguyên nhân: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

- Lãnh đạo: Ba anh em Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ-Nguyễn Lữ

- Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

- Lực lượng tham gia: Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.

Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân , nhất là dân nghèo: "Lấy của người giàu chia cho dân nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

2 tháng 5 2019

#Tham khảo

Vì quân khởi nghĩa nêu rằng "Lấy của giàu chia nghèo" xoá nợ cho nông dân và nhiều thứ thuế, hợp lòng dân đáp ứng được nguyện vong của họ nhằm lật đỗ chính quyền mục nát lúc bấy giờ. Nên ngay từ đầu được đông đảo nhân dân hưởng ứng

20 tháng 3 2020

Câu 6:

* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

20 tháng 3 2020

Chúc bạn học tốt!

Câu 3:

Người lãnh đạo Lê Lợi :

+ Dũng tướng Lê Lợi sinh năm 1385 và mất năm 1433. Quê ông ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

+ Lê Lợi là người thông minh, lanh lợi ngay từ thủa nhỏ. Ông được biết đến là một dũng tướng tài ba, đức độ.

+ Ông tiếp nối đời cha lên làm phụ đạo Lam Sơn khi đất nước có nhiều biến động.

+ Lê Lợi là người ham đọc sách, dùi mài kinh sử và binh pháp.

+ Năm 1418, sau khi chiêu dụ được một số hào kiệt và chí sĩ cùng chí hướng như Nguyễn Trãi, Lê Văn An, Bùi Quốc Hưng, Trần Nguyên Hãn… ông đã phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương, đồng thời cũng kêu gọi nhân dân đồng lòng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.

+ Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi trong vòng 10 năm ròng rã, sau đó ông lên ngôi vua, đặt tên nước ta là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô – Hà Nội.

Câu 4:

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
- Nguyễn Nhạc xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào bạn?
21 tháng 4 2016

Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

​Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn

- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)

- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)

- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)

- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)

Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:

- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...

- Sân khấu tuồng chèo phát triển.

- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ

- Văn nghệ dân gian phát triển.

19 tháng 4 2016

Nam Sơn hay Lam Sơn

27 tháng 4 2022

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:

- Lập đổ các tập đpàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

- Đập tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc.

- Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc.

Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đập tan chế độ phong kiến Nguyễn - Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

- Lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại 5 vạn quan Xiêm và 29 vạn quân Thanh, giành đọc lập chủ quyền dân tộc.

- Đưa ra mưu lược sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng lực lượng tấn công.