K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2017

trong khi chồng đi lính , vũ nương chỉ bóng mk trên vách bảo là cha đản vì khi đản sinh ra đã không nhìn thấy mặt cha nàng làm thế để trong tâm hồn con vẫn có cha ,con sẽ nghĩ rằng cha thương con và hằng đêm vẫn về thăm con và vs nàng cũng cảm thấy đỡ nhớ chồng hơn.chi tiết cái bóng hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương yêu con và thương nhớ chồng.việc đưa yếu tố kì ảo vào chuyện làm hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương và làm cho câu chuyện kết thúc có hậu.

26 tháng 9 2018

Cách kết thúc đó mở ra cho câu truyện 1 kết cục có hậu nhưng đồng thời sau cái lung linh kì ảo đó vẫn còn tiềm ẩn tính bi kịch thông qua câu nói của Vũ Nương “ Thiếp cẩm ơn đức của Linh Phi. Đã thề sống chết vững không bỏ. Đã tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”. Từ đây, tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến mục nát, chế độ nam quyền khắt khe đã vùi dập những người phụ nữ tốt đẹp như Vũ Nương.

28 tháng 3 2020

daubanoi! Khodocqua =))))

28 tháng 3 2020

may ko nhan dau dc

NK
12 tháng 1 2021

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương.

II. Thân bài

1. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp.

+ Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.

+ Là một người vợ thủy chung và thấu hiểu nỗi khổ và sự nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nên nàng quyết chờ chồng trở về.

+ Là một người mẹ thương con, mỗi tối đều dỗ con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường bảo là cha Đản.

+ Là một người con dâu hiếu thảo, hết lòng chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột khi chồng vắng nhà, lo ma chay chu đáo khi bà mất.

+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm, nghĩa tình.

2. Số phận hẩm hiu của Vũ Nương

- Chồng phải đi lính, một mình nàng gánh vác việc nhà, chăm sóc mẹ già và con nhỏ.

- Khi chồng trở về, nàng bị chồng nghi oan, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng không thương tiếc. Cuối cùng, nàng chọn tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân.

- Nàng ở thủy cung nhớ về dân gian nhưng không thể trỏe về được.

* Nghệ thuật: Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật qua ngoại hình, hành động và ngôn ngữ, kết hợp yếu tố kì ảo, có thực...

3. Ý nghĩa nhân đạo qua nhân vật Vũ Nương

- Tác giả đã thể hiện sự đồng cảm, niềm thương cảm củavới số phận oan nghiệp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu,...

- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa và những thói xấu trong xã hội xưa (gia trưởng, trọng nam khinh nữ,...) chà đạp lên thân phận người phụ nữ.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương.

- Nguyễn Dữ đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời phản ánh những bất công trong xã hội pk xưa đối với người phụ nữ. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.

25 tháng 12 2019

Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái, họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ ta thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương tâm.

Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra cảnh bất hoà.

Hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho "mọi người đều ứa hai hàng lệ". "Nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu xin chồng trở về bình yên vô sự". Nguyện vọng của nàng thật giản dị mà sâu sắc.

Mấy năm chồng đi xa, ở nhà một tay nàng lo toan mọi công việc gia đình, nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo rất mực, khi mẹ chồng đau ốm nàng "hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu toàn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình vậy.

Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra. Trương Sinh - một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, không dò hỏi ngọn ngành, nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí còn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện minh cho nàng nhưng cũng không thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Không còn cách nào để minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ, trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:

Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng

("Lại bài Viếng Vũ Thị"của Lê Thánh Tông)

Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: "Thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa". Nhưng có lúc nàng lại băn khoăn: "Không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa". Nàng mong muốn thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng "chẳng thể trở về nhân gian được nữa".

Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ đức hạnh, hiền thục như Vũ Nương đều chịu chung số phận bi đát. Câu chuyện về cái chết thương tâm của Vũ Nương càng làm cho ta thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi, gia đình.

Trong một xã hội mà quyền sống con người được tôn trọng như xã hội ta ngày nay, những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm hạnh như nàng Vũ Thị Thiết chắc chắn sẽ sống cuộc đời hạnh phúc.

Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng "Chuyện người con gái Nam Xương" đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ.

25 tháng 12 2019

Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.

Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.

Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.

Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.

Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.

Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì.

Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.

Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch.

Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.

Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.

17 tháng 6 2018

Vũ Nương là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản.

17 tháng 6 2018

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn gữi hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.