Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mik ko bít nhg đoạn văn ko nói về chương trình vua TV đc ko
Nhìn phía trước, con đường nhựa bé tí tẹo, vắt lượn lên xuống trông như một nét chì đen kẻ ngoằn ngoèo trên một tấm bản đồ. Bây giờ, em mới thực sự hiểu được khái niệm “đồi núi” mà trước đây trong giờ luyện từ và câu cô đã giải thích. Trên các ngọn núi cao, những dải mây trắng vắt ngang như một tấm lụa mềm, nổi bật trên màu xanh thẫm của lá rừng.
1. (TN)Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay
(CN)chúng ta /tổ tiên
(VN)cần phải xây dựng lại cơ đồ mà /đã để lại cho chúng ta làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
2. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông,TN
tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng CN
truyền đi trên mặt nước, khiến VN
mặt sông CN
nghe như rộng hơn. VN
có 5 loại trạng ngữ . đó là trạng ngữ chỉ : tgian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện + cách thức
đặt câu
1. Ngày hôm qua, chúng tôi biết điểm thi.
2. Ở trường , tôi học được rất nhiều điều bổ ích.
3. Vì trời mưa, Lan không được đi chơi.
4. Để học tốt hơn môn Ngữ văn, nhóm của chúng tôi đã cùng nhau sưu tầm và thực hành làm rất nhiều đề văn.
5. Bằng chiếc xe đạp cũ, nó đến trường mỗi ngày.
6. Sột soạt gió trêu tà áo biếc
a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Chương trình đã mở.Bài học thứ 3 là đây:
Tìm và ghi lại các câu tục ngữ,thành ngữ nói về lòng nhân ái
· Qua đồng ngả nón trônng đồng
Đồng bao nhiêu lúa em thương chồng bấy nhiêu
· Quan đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu
· Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng
· Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn
Thuận be thuận bạn tát cạn biển đông
· Rau tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
· Đói lòng nằm gốc cây sung
Chồng một thì lấy chồng chung thòi đừng
· Tay bưng bát muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin dừng quên nhau
· Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục giang cũng lội, thất bát đèo cũng qua
· Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khănng đợi thuyền
· Anh về mua gạch bát tràng
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
· Buôn có bạn, bán có phường
Thuận bè thuận bạn tát cạn biển đông
· Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly
· Cha đời cái áo rách này
Mất chúng mất bạ vì mày áo ơi
· Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên
· Bạn vàng lại gặp bạn vàng
Long, Lân, Quy, Phượng một đàn tứ linh
· Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
· Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em
· Thức lâu mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết lon lòng người có nhân
· Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai
Lá lành đùm lá rách.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Một con ngựa đau , cả tàu bỏ cỏ.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Muốn có sức khỏe dồi dào, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục.
Ý nghĩa : Trạng ngữ chỉ mục đích(ở đây chỉ mục đích để khoẻ mạnh
Học tốt
Muốn có sức khỏe dồi dào, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục.
Ý nghĩa : Trạng ngữ chỉ mục đích trong câu chỉ rõ cho chúng ta để có sức khỏe tốt.
# Hok tốt !
a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên.
- Nhà có nền thì vững.
b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
- Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- Hãy lo bền chí cầu cua.
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Thua keo này ta bày keo khác.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Thất bại là mẹ thành công.
- A hành ác nghiệtAnh em như thể tay chân
- Ao có bờ sông có bến
- Ăn cây nào rào cây nấy
- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
- Ăn cơm có canh như tu hành có bạn
- Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc
- Ăn cơm mới, nói chuyện cũ
- Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
- Ăn đầu sóng, nói đầu gió
- Ăn không lo của kho cũng hết
- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- ăn ốc đổ vỏ
- Ăn theo thuở, ở theo thời
- Ăn trông nồi ngồi trông hướng
- Ăn vóc học hay
- Ăn chắc mặc bền
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; ăn gạo nhớ kẻ đâm,xay,giần,sàngĂn trái nhớ kẻ trồng cây
- Ân trả nghĩa đền
- Bạn bè con chấy cắn đôi
- Bạn bè là nghĩa tương tri
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần
- Bè ai người ấy chống
- Bè thì bè lon, sào thì sào sậy
- Bé đi câu, lớn đi hầu, già đi hỏi nợ
- Bé người con nhà bác, lớn xác con nhà người
- Bé người to con mắt
- Buôn có bạn, bán có phường
- Bụt chùa nhà không thiêng
- Bắt con cá lóc nướng chui
- Có chí thì nên.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Cái răng, cái tóc là gốc con người.
- Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra
- Con trâu là đầu cơ nghiệp
- Cái khó ló cái khôn
- Cần cù bù thông minh
- Có lá lốt chớ phụ xương xông, có chùa bên Bắc đừng để miếu bên Đông tồi tàn, có bát sứ chớ phụ bát đàn, có nồi cơm nếp đừng phụ khoai lang củ từ
- Con dại cái mang
- Con hơn cha là nhà có phúc
- Cờ bí dí tốt
- Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt
- Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi
- Có cứng mới đứng đầu gió
- Chuyện bé xé ra to
- Chị ngã em nâng
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
- Chó treo mèo đậy
- Chơi dao có ngày đứt tay
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Cười người chẳng nghĩ đến thân, thử sờ lên gáy xem xa hay gần[cần chú thích]
- Cho tôi tôi chọn hoa hồng
- Của một đồng công một nén
- Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
- Dao sắc không gọt được chuối
- Dục tốc bất đạt.
- Đang yên đang lành lại cắm mảnh sành vào đít.
- Đất lành chim đậu.
- Đất lở chim bay
- Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Đa sầu đa mang.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Đâm bị thóc, chọc bị gạo
- Đi thưa về gửi.
- Đi đến nơi về đến chốn.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
- Đèn nhà bên sáng,gà nhà ta thức
- Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
- Đồng tiền đi liền khúc ruột .
- Đất có lề, quê có thói.
- Đi chơi mất chỗ đi ăn cỗ mất phần
- Được mùa cau đau mùa lúa
- Gái có chồng như Rồng có Vây, gái không chồng như Cối Xay không Ngõng
- Gái có chồng như Gông đeo cổ, trai có vợ như rợ buộc chân
- Gieo gió gặt bão
- Góp gió thành bão
- Gieo nhân nào , gặt quả nấy
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Giận quá mất khôn
- Gừng càng già càng cay.
- Ghét của nào trời trao của nấy
- Gạn đục, khơi trong.
- Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
- Giỏ nhà ai quai nhà nấy
- Giống rồng lại đẻ ra rồng
- Gà què ăn quẩn cối xay
- Gậy ông đập lưng ông
- Khôn ăn cái, dại ăn nước.
- Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
- Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
- Khôn nhà dại chợ
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
- Không làm sao nên.
- Kính già, già để tuổi cho.
- Kính lão đắc thọ.
- Kính trên nhường dưới.
- Khi yêu trái ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo.
- Không có lửa làm sao có khói.
- Kẻ cắp gặp bà già.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
- Khỏi vòng cong đuôi.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.
- Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Lá rụng về cội
- Lá lành đùm lá rách.
- Lên thác xuống ghềnh
- Liệu cơm gắp mắm.
- Lùi một bước tiến ngàn dặm.
- Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
- Lù đù vác cái lu mà chạy.
- Lửa thử vàng gian nan thử sức.
- Lựa gió xoay chiều.
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
- Lấy oán báo oán, oán nợ chất chồng/Lấy đức báo oán, oán tự khắc giải.
- Muôn người như một ăn cột mà ra
- Một điều nhịn chín điều lành.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Môi hở, răng lạnh.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Một con chim én không làm nên mùa xuân.
- Một câu nhịn, chín câu lành.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
- Mật ngọt chết ruồi.
- Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
- Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Muốn ăn thì lăn vào bếp.
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
- Một kho vàng không bằng một nang chữ.
- Một mặt người bằng mười mặt của.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Mềm nắn, rắn buông.
- Mềm quá thì yếu, cứng quá thì gãy.
- Mèo nhỏ bắt chuột con.
- Mía ngọt đánh cả cụm.
- Một người lo bằng kho người làm.
- Một thằng tính bằng chín thằng làm.
- Một lần ngại tốn, bốn lần chẳng xong.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Mũi dại, lái phải chịu đòn.
- Muốn ăn cá cả phải thả câu dài.
- Mưu sự tại nhân hành sự tại thiên.
- Mẹ hát, con khen hay.
- Mưa thuận gió hòa
- Năng làm thì nên.
- Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.
- Nước lã không khuấy nên hồ.
- Nước lã mà vã nên hồ
- Nước đến chân mới nhảy
Tay không làm nổi cơ đồ mới ngoan
- Nước chảy đá mòn.
- Nói có sách, mách có chứng.
- Nói lời phải giữ lấy lời.
- No mất ngon, giận mất khôn.
- No bụng đói con mắt.
- Năng nhặt chặt bị.
- Nó lú có chú nó khôn.
- Nói thì hay, bắt tay thì dở.
- Nước chảy, hoa trôi, bèo dạt.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
- Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Nói hay hơn hay nói.
- Nói người phải nghĩ đến ta, sờ vào sau gáy xem xa hay gần.
- Nói người phải nghĩ đến thân, sờ vào sau gáy xem gần hay xa.
- Nam thực như hổ, nữ thực như miêu.
- Nôm na là cha mánh khóe.
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
- Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
- Nhất thì, nhì thục
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò
- Nhân chi sơ tính bổn thiện
- Những người cặp mắt lá răm, đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
- Nhìn bụng ta, suy ra bụng người.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Nhường cơm sẻ áo.
- Nhất cận thị, nhị cận giang
- Người sống đống vàng.
- Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật.
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
- Ngồi mát ăn bát vàng.
- Ngọt như mía lùi.
- Ngọt mật chết ruồi.
- Người ta là hoa là đất
- Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội
- Oán không giải được oán
- Oan có đầu, nợ có chủ
- Oan oan tương báo , dỉ hận liên miên
- Oán thù nên giải không nên kết
- Oan gia ngõ hẹp
- Ông thò chân giò, bà thò nậm rượu
- Ông ăn nem bà ăn chả
- Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
- Ở nhà nghe Đông Hà lúa héo
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
- Ở xó chuồng heo,hơn là theo phía vợ
- Phép vua thua lệ làng.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.
- Phú quý sinh lễ nghĩa
- Quân tử phòng thân; tiểu nhân phòng bị, gậy.
- Quân tử nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy
- Quỷ tha, ma bắt
- Quả báo nhãn tiền
- Quan nhất thời, dân vạn đại
- Quýt làm cam chịu
- Qua cầu rút ván
- Quân tử trả thù mười năm chưa muộn
- Rao ngọc bán đá
- Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
- Ráng mỡ gà thì gió , ráng mỡ chó thì mưa.
- Rau nào sâu nấy.
- Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.
- Rừng không hai cọp, nước không hai vua
- Rừng nào cọp nấy
- Rừng vàng biển bạc
- Sinh nghề tử nghiệp
- Sinh lão bệnh tử
- Sông có khúc, người có lúc
- Sóng Trường Giang, sóng sau đập sóng trước
- Sông sâu còn có kẻ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người
- Sai một li đi một dặm
- Sông sâu sóng cả chớ ngã tay chèo
- Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó
- Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
- Tấc đất tấc vàng
- Tai vách mạch rừng.
- Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Té nước theo mưa.
- Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao.
- Tiên học lễ hậu học văn
- Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.
- Tiền vào quan như than vào lò
- Tiền nào của đó
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
- Tốt danh hơn lành áo.
- Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
- Tham giàu phụ khó, tham sang phụ phần
- Tham giàu phụ ngải
- Tham phú phụ bần
- Thất bại là mẹ thành công
- Thật thà là cha dại.
- Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm
- Thắng làm vua thua làm giặc
- Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
- Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
- Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li
- Thân sâu hồn bướm
- Thua keo này bày keo khác
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
- Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
- Trăm đường tránh không khỏi số.
- Trăm hay không bằng tay quen.
- Trăm nghe không bằng một thấy.
- Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Trăm người bán vạn người mua.
- Trâu buộc ghét trâu ăn.
- Trâu cột ghét trâu ăn.
- Tre già măng mọc.
- Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
- Trong cái khó lại ló cái khôn.
- Trống làng nào làng ấy đánh.
- Uống nước nhớ nguồn
- Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
- Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm
- Việc nước trước việc nhà.
- Vụng chèo khéo chống
- Vào sinh ra tử
- Vắt chanh bỏ vỏ
- Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ
- Xôi hỏng bỏng không
- Xa thương, gần thường
- Xem bói ra ma, quét nhà ra rác
- Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy lại
- Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
- Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
- Yêu nhau vạn sự chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
- Yêu nhau xa cũng nên gần, ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa
- P/s : bn tham khảo nha
- chúc các bn học tốt !
TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
CA DAO:
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
DANH NGÔN:
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
( N. CRÚP-XCAI-A )
- Học, học nữa, học mãi.
( V.I.LÊ-NIN )
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
( PA-SCAN )
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.
( G. GỚT )
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm.
( A. LU-NA-SÁC-XKI )
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.
( LÊ-Ô-NA )
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.
( A. NA-VÔI )
1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.
2/Giết gà,dọa khỉ.
3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.
4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.
5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.
6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.
7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.
8/Trước lạ sau quen.
9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt.
1 . Ông chẳng bà chuộc:
Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.
2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)
Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.
3. Ra môn ra khoai:
Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.
4. Rách như tổ đỉa:
Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”
5. Rối như bòng bong:
Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.
6. Sáng tai họ, điếc tai cày:
Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.
Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:
Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây
Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
7. Sẩy đàn tai nghé:
Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.
8. Sơn cùng thủy tận:
Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)
9. Sơn hào hải vị:
Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…
Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)
10. Sư tử Hà Đông:
Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.
– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu:
Hốt kiến Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.
(Chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).
11. Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa:
Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị nghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị nghi là hái trộm dưa.
Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :
Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.
12. Nằm gai nếm mật:
Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.
13. Năm thì mười họa:
Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.
Ví dụ:
– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)
– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).
(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).
Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có.
14. Ngựa quen đường cũ:
Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng: Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:
– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.
Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.
Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.
15. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng:
Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.
Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:
Con ơi nghe lấy lời cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.
16. Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò:
Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.
3 loại
1. Là trạng ngữ chỉ thời gian.
2. Là trạng ngữ chỉ địa điểm.
3. Là trạng ngữ chỉ mục đích
# HỌC TỐT #
nguyên nhân
Kết quả
Phương tiện
Thời gian
Địa điểm
Mục đích
Tổng cộng là 6