K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 7. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:A. Ẩn dụ            B. Hoán dụ                     C. So sánh                    D. Nhân hóaCâu 8. “Thành đồng Tổ Quốc” là chỉ danh hiệu miền đất nào?A. Bắc Bộ                B. Trung Bộ                       C. Nam Bộ               D. Tây NguyênCâu 9. Cây tre từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của người nông dân, biểu tượng...
Đọc tiếp

Câu 7. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

A. Ẩn dụ            B. Hoán dụ                     C. So sánh                    D. Nhân hóa

Câu 8. “Thành đồng Tổ Quốc” là chỉ danh hiệu miền đất nào?

A. Bắc Bộ                B. Trung Bộ                       C. Nam Bộ               D. Tây Nguyên

Câu 9. Cây tre từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của người nông dân, biểu tượng cao đẹp về tinh thần, phẩm chất của con người Việt Nam, đúng hay sai?

A. Đúng                        B. Sai

Câu 10. Tre trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam đúng hay sai?

A. Đúng                          B. Sai

6
12 tháng 5 2021

7.B

8.C

9.A

10.A

12 tháng 5 2021

câu 7 B

câu 8 C

Câu 9 A

Câu 10 A

11 tháng 2 2019

Đáp án B

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :   Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.   Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quan thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

   Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

   Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quan thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !

                                              (Ngữ văn 6, tập II, NXB Giáo dục – 2006)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?

Câu 2. Câu văn sau sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra từ ngữ sử dụng phép tu từ đó.

                   "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù."

Câu 3. Có ý kiến cho rằng: “Tre còn góp phần bảo vệ môi trường”, em có đồng ý không? Vì sao?

                        Ai làm đúng mình tick cho nhé !

1
11 tháng 5 2021

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản Cây tre Việt Nam. PTBĐ Tự sự và nhân hóa

Câu 2: Sử dụng Phép nhân hóa, Từ đó là từ "chống"

Câu 3:Em có đồng ý nhưng Ko Biết vì sao

11 tháng 5 2021

Em có đồng ý nhưng ko biết vì sao là sao ???????oaoa

22 tháng 4 2021

Chắc là phải bạn ạ:

   Và sông Hồng / có cái chông tre

       Chủ Ngữ               Vị Ngữ

CN:sông Hồng  VN:bất khuất cái chông tre

7 tháng 6 2021

Nội dung: Đoạn trích nói về vai trò và lợi ích của tre trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

7 tháng 6 2021

Nội dung: vai trò của tre trong đời sống và trong kháng chiến chống Pháp.

24 tháng 8 2020

- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .

-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .

- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .

-Hoán dụ :     Bàn tay ta làm nên tất cả

           Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .

24 tháng 8 2020

Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.

So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh

        Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

8 tháng 4 2016

Ở nhà em có một cây hoa rất đẹp. Ngày nào cũng vậy em đều ra thăm hoa và nói: Chào hoa, em khỏe chứ?.  Hoa đẹp như Là một chiếc dù vậy che hết mấy đám cỏ cảnh. Em rất yêu mến cây hoa này em sẽ trồng thêm hoa để có nhiều hoa cho hoa vững chải như đúng câu ca dao của ông bà ta : Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao .

Xin lỗi nha... Tớ viết văn không hay đâu :v 

9 tháng 10 2019

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

2 tháng 8 2020

Quê hương vốn là tên gọi thiêng liêng mà rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi con người. Đó là nơi sinh ra, nơi chúng ta bắt đầu mọi thứ.Và đối với em quê hương cũng là một nơi rất bình yên mỗi khi nhớ về. Nhất là vào lúc bình minh ,quê hương em trở nên đẹp lạ kì.

Trời tờ mờ sáng, ngước mắt lên cao vẫn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ở phía Tây. Gà trong xóm em thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hòa ca chào bình minh. Mọi người đã thức dậy, nghe đâu đây tiếng í ới gọi nhau đi chợ buổi sớm của các cô các mẹ và tiếng hò nhau đi làm đồng, tất cả những âm thanh tạo nên một bầu không khí sinh động.

Trời vừa hửng sáng, sương tan dần, cạnh vật bắt đầu hiện rõ dưới ánh nắng dịu le lói. Mặt trời lên vươn vai tỏa ánh nắng sau những rặng tre xanh mướt đầu làng. Tiếng chim chích chèo hót lảnh lót hòa cùng tiếng ríu rít của những chú chim sâu trong vườn. Những hàng cau xanh cao đón ánh nắng sớm mai, nắng bao phủ khu vườn, nó không phải ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè, không phải ánh nắng vàng cánh gián của mùa thu mà nó là cái nắng ướt sương của buổi sớm mùa hạ trong trẻo tinh khôi.

Những làn gió mát thổi nhẹ làm rung động cành lá, khẽ giật mình, con bướm trắng đang đậu bỗng nhẹ đập cánh bay đi.Trên con đường đất, những đứa trẻ kéo nhau chạy tung tăng đến trường. Khi đi ngang qua cánh đồng đang mùa lúa chín vàng trải dài bát ngát, em thấy những người nông dân đang chăm chỉ làm việc gặt lúa và những chú trâu đang cần mẫn cày từng đường đất .

Quả thật, từ xưa đến nay, trâu luôn là người bạn thân thiết với con người trên những mảnh đất làm nông dân dã.Phía đông ánh hồng rực rỡ, mặt trời như chạy theo ta tỏa những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá. Trời mùa hạ trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi về chân trời vô định. Nằm dưới gốc đa đầu đình, em có thể ngắm hết những đám mây đủ hình thù kì thú. Thỉnh thoảng nghe vọng xa xa tiếng họp chợ, tiếng mua bán trao đổi của các bà, các mẹ làm cho không gian buổi sớm rộn ràng, nhộn nhịp biết mấy

Nhịp sống nơi thôn dã vào buổi sớm mùa hạ thật khác thành phố đầy khói bụi, đầy xe cộ, người ta vội vã ra đường , tụ tập nơi điểm chờ xe buýt để đến chỗ làm , bắt đầu ngày mới với những vội vàng và bận rộn. Còn bình minh trên quê hương thì bình yên vô cùng từ cảnh vật đến con người luôn mang một thứ gì đó rất đỗi thơ mộng.

Ánh nắng đã lên cao và bắt đầu chói chang hơn, trời ngả về trưa. Một buổi sáng diễn ra và kết thúc như vốn có. Chỉ khi con người ta sống chậm lại mới cảm nhận được hết thảy vẻ đẹp trong lành của nó. Bình minh là lúc quê hương em đẹp nhất, đẹp với chính những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.