K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

1. Ngậm => Gậm

Tác giả: Thế Lữ

2. Từ ''Gậm'' thế hiện nỗi uất hận vì bị tước đi tự du của chúa sơn lâm kiêu hùng và cũng thế hiện nỗi uy nghiêm của hổ, còn từ ngữ chép sai đã làm cho hổ mất đi vẻ kiêu hùng vốn có.

3. Nhân vật ''ta'' là ẩn dụ của nhân dân ta trong hoàn cảnh bị giặc đàn áp, tước đi tự do. Qua nhân vật, tác giả muốn nói đến sự u uất, kìm hãm, bật lực trông ngày tháng qua đi của nhân dân trước sự giam cầm của quân thù. 

17 tháng 4 2022

 tk:Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay, đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!

“Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

Mở đầu là hình ảnh 2 câu thơ nêu hoàn cảnh hiện tại của con hổ. Không còn là một con vật hung dữ, chúa tể của rừng xanh mà giờ đây chỉ còn nằm dài trong cũi sắt chật hẹp mà trông ngày tháng dần qua. 2 câu thơ k chỉ nêu hoàn cảnh của con hộ k còn đc vui vẻ trong rừng già mà còn là nỗi niềm của lớp than thiên tri thức xưa đang dần bị mất tự do. Thế Lữ đang muốn bày tỏ tâm trạng u uất, chán ghét thực tại tầm thường và khát khao đc tự dao mãnh liệt........

  
 Cho đoạn thơ sau:“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.....................,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 3)Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?Câu 3: Chỉ ra một biện pháp...
Đọc tiếp

 

Cho đoạn thơ sau:

“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
....................,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”

                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 3)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?

Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Câu:

“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?

Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

0

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

4 tháng 2 2021

- Ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...

- Nhân hoá : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.  

15 tháng 9 2023

llll

27 tháng 2 2022

Thái độ của hổ cho thấy sự chán chường của nó trong thực tại. Vì nó ý thức đươc nỗi đau và chua xót cho thân phận mình. Nhưng đó không phải là thái độ chấp nhận mà chỉ là thái độ phản kháng đau đớn trong tâm hồn. bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ – loài vật được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.Chúng ta đặt ra một câu hỏi : tại sao chúa sơn lâm oai nghiêm hùng dũng giờ đây lại bị người khác làm trò tiêu khiển, mua vui?. Ấy là do sự độc ác của con người , ở đây là nói đến sự độc ác của bọn thực dân ,  bọn tiểu quỷ xâm chiếm đất nước , giam cầm người cách mạng.

9 tháng 2 2021

Phân loại theo mục đích nói, câu thơ trên thuộc kiểu câu cảm thán. Những từ ngữ cảm thán là những từ in nghiêng sau đây:

''Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm''

Chức năng: bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ - loài vật được mệnh danh là "chúa sơn lâm". Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.