K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

Chọn đáp án B

(2) Mỗi ty thể hay lạp thể chỉ chứa một phân tử ADN.

(6) Các ty thể thuộc các mô khác nhau luôn chứa các alen giống nhau.

Không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phân ly kiểu hình của đời con không tuân theo các quy luật di truyền trong nhân đối với các tính trạng có gen nằm trong tế bào chất quy định

Trong các nguyên nhân sau đây:          1. Một tế bào có thể chứa nhiều ty thể và lạp thể          2. Mỗi ty thể hay lạp thể chỉ chứa một phân tử ADN          3. Mỗi ty thể hay lạp thể có thể chứa nhiều phân tử ADN          4. Các bản sao của cùng 1 gen có thể bị đột biến khác nhau          5. Trong cùng 1 tế bào, các ty thể khác nhau có thể chứa các alen khác nhau          6. Các ty thể thuộc các...
Đọc tiếp

Trong các nguyên nhân sau đây:

          1. Một tế bào có thể chứa nhiều ty thể và lạp thể

          2. Mỗi ty thể hay lạp thể chỉ chứa một phân tử ADN

          3. Mỗi ty thể hay lạp thể có thể chứa nhiều phân tử ADN

          4. Các bản sao của cùng 1 gen có thể bị đột biến khác nhau

          5. Trong cùng 1 tế bào, các ty thể khác nhau có thể chứa các alen khác nhau

          6. Các ty thể thuộc các mô khác nhau luôn chứa các alen giống nhau

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phân ly kiểu hình của đời con không tuân theo các quy luật di truyền trong nhân đối với các tính trạng co gen nằm trong tế bào chất quy định?

A. 3 và 4

B. 2 và 6     

C. 4 và 5     

D. 1 và 3

1
23 tháng 12 2019

Đáp án B

(2) Mỗi ty thể hay lạp thể chỉ chứa một phân tử ADN

(6) Các ty thể thuộc các mô khác nhau luôn chứa các alen giống nhau.

Không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phân ly kiểu hình của đời con không tuân theo các quy luật di truyền trong nhân đối với các tính trạng co gen nằm trong tế bào chất quy định

8 tháng 4 2019

Đáp án B

Nội dung 1 đúng. Khi đã nhân đôi thì tất cả các NST trong tế bào đều cùng nhân đôi.

Các nội dung còn lại đều đúng

Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây (1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau. (2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép. (3) Mỗi...
Đọc tiếp

Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây

(1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau.

(2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép.

(3) Mỗi phân tử đều có thể tồn tại từ thế hệ phân tử này đến thế hệ phân tử khác.

(4) Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu.

(5) Được tổng hợp nhờ phản ứng loại nước và hình thành liên kết phosphoeste.

(6) Đều có khả năng chứa thông tin di truyền.

Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực thể hiện qua số nhận xét là

A.

B. 4

C. 3

D. 5

1
7 tháng 4 2019

Đáp án B

Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực :

     (3) (4) (5) (6)

Đáp án B

1 sai, các đơn phân khác nhau  nucleotide và ribonucleotide

2 sai, RNA thường không có dạng mạch kép

5 tháng 11 2017

Đáp án D

Phát biểu đúng là 1.

2 sai, sẽ tạo ra thể một và thể ba (2n-1 và 2n+1)

3 sai, trong các gen alen với nhau có tương tác trội lặn.

4 sai, trong một số trường hợp thì kiểu hình của con có thể không giống của mẹ nếu tế bào chất chứa nhiều loại alen khác nhau của cùng một gen và con không nhận gen gây bệnh của mẹ

19 tháng 5 2017

Chọn đáp án D

Phát biểu đúng là 1.

2 sai, sẽ tạo ra thể một và thể ba ( 2n-1 và 2n+1)

3 sai, trong các gen alen với nhau có tương tác trội lặn

4 sai, trong một số trường hợp thì kiểu hình của con có thể không giống của mẹ nếu tế bào chất chứa nhiều loại alen khác nhau của cùng một gen và con không nhận gen gây bệnh của mẹ.

12 tháng 10 2018

Đáp án: D

Các phát biểu đúng là 1

2 sai, sẽ tạo ra thể một và thể ba ( 2n-1 và 2n+1)

3 sai, trong các gen alen với nhau có tương tác trội lặn

1 sai, trong một số trường hợp thì kiểu hình của con có thể không giống của mẹ nếu tế bào chất chứa nhiều loại alen khác nhau của cùng một gen và con không nhận gen gây bệnh của mẹ

Bảng sau đây cho biết môt số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội: Cột A Cột B 1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. 2. Các gen nằm trong tế bào chất b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định...
Đọc tiếp

Bảng sau đây cho biết môt số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội:

Cột A

Cột B

1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường

a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

2. Các gen nằm trong tế bào chất

b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X

c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào.

4. Các alen thuộc các locut khác nhau trên một nhiễm sắc thể

d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân.

5. Các cặp alen thuộc các locut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau

e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử.

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ?

A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a

B. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e

C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a

D. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e

1
14 tháng 2 2017

Đáp án A.

Phương án đúng là 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a.

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.Xét các khẳng định sau đây:1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bài con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế...
Đọc tiếp

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bài con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.

5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

1
20 tháng 4 2019

Đáp án A

Khi nhìn vào hình chúng ta thấy:

- Số lượng NST ở tế bào 1 nhiều hơn tế bào 2.

- Các NST kép (2n) ở tế bào 1 xếp thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào 1 đang thực hiện phân bào ở giai đoạn kì giữa giảm phân I.

- Các NST kép (n) ở tế bào 2 xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào này đang trải qua quá trình kì giữa giảm phân 2.

1 đúng vì sau giảm phân I tế bào 1 có thể tạo ra các loại thế bào AABB, aabb. Còn sau giảm phân 2 tế bào 2 chỉ tạo ra loại tế bào aB.

2 sai vì tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.

3 sai vì giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB, ab.

4 đúng vì với tế bào 1 sau hai lần giảm phân sẽ tạo ra các tế bào con mang n NST và tế bào 2 sau 1 lần giảm phân sẽ tạo ra tế bào con mang bộ NST n.

5 đúng vì khi đó có thể tạo ra các giao tử aaB, OB.

6 sai vì nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và O.

Quan sát hình ảnh dưới đây: Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng: (1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm (2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm (3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm (4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm...
Đọc tiếp

Quan sát hình ảnh dưới đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng:

(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm

(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm

(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm

(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm

(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân

(6) Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép

(7) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của mỗi nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào

A. 5

B. 6

C. 2

D. 4

1
1 tháng 7 2019

Chọn đáp án C.

(1) đúng. Cấu trúc (1) được gọi là nuclêôxôm, có chứa 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN với khoảng 146 cặp nuclêôtit.

(2) sai. Chuỗi các nuclêôxôm nối tiếp với nhau được gọi là sợi cơ bản với đường kính 11 nm.

(3) sai. Cấu trúc (2) được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 30 nm.

(4) sai. Cấu trúc (3) là sợi siêu xoắn, còn gọi là vùng xếp cuộn chỉ là mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể với đường kính tương ứng là 300nm. Mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể là crômatit với đường kính 700 nm.

(5) sai. Nhiễm sắc thể kép với 2 crômatit (cấu trúc (4)) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa nhưng có thể xuất hiện trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1.

(6) sai. Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN mạch thẳng, kép nằm trên 2 crômatit.

(7) đúng. Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.