K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

a. So sánh giọng điệu của 2 bài thơ đều nói về đất nước :

Bài 1 : Thiết tha , gần gũi thân thương

Bài 2 : Trang trọng , tự hào khâm phục

b) Nhà thơ Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nước nhà . Ông có số lượng tác phẩm lớn . Nhưng có lẽ trong số các tác phẩm của ông , bài thơ "Việt Nam thân yêu " là bài thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Đây chỉ là một đoạn thơ trong bài nhưng cũng thật hay và đặc sắc.Đoạn thơ bộc lộ rất rõ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Cảnh đẹp trên khắp đất nước : những biển lúa mênh mông , những cánh cò trắng trải rộng trên nền trời xanh thẳm, những dãy núi , những dòng sông trong veo , ... tất cả tạo lên vẻ đẹp trù phú , bình dị và nên thơ cho Tổ quốc.
Hình ảnh " biển lúa " rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào sâu sắc về sự giàu đẹp , trù phú của quê hương. Hình ảnh " cánh cò bay lả dập dờn " gợi vẻ nên thơ , xao xuyến mọi tấm lòng. Nó còn gợi cho ta cái vẻ thanh bình , vui tươi của chốn miền quê . Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ " đỉnh Trường Sơn " cao vời vợi sớm chiều mây phủ . Qua đây ta cảm nhận được tác giả tha thiết yêu quý và tự hào về quê hương , đất nước của mình.

6 tháng 10 2016
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.​

Đơn giản là vì lời thơ mộc mạc, chân chất, gần gũi thân thương.
Nhưng cái điều tôi muốn bình ở đây chính là: khi viết về quê hương Việt Nam, con người Việt Nam, tác giả nào cũng phải viết như thế, bởi tâm hồn người Việt mình vốn dĩ như thế: hiền lành, thật thà, nhân nghĩa, thủy chung...

6 tháng 10 2016

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0
B1: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích).B2: Hình ảnh “dân trai tráng” được khắc họa trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh của họ còn được nhắc lại qua những câu thơ nào trong...
Đọc tiếp

B1: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích).

B2: Hình ảnh “dân trai tráng” được khắc họa trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh của họ còn được nhắc lại qua những câu thơ nào trong bài thơ?

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

B3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu câu ghép, một câu cảm thán (gạch chân và chú thích). Nêu kiểu đoạn văn mà em vừa viết.

0
28 tháng 8 2016
  • Sự biến đổi của mạch thơ 
    • Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi: "Ngày xuân con én... ngoài sáu mươi". Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.
    • Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: "Cỏ non xanh tận chân trời...một vài bông hoa". 
  • Nghệ thuật "Thi trung hữu họa" ở cặp thơ thứ hai:
    • Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. 
    • Cách dùng từ "trắng điểm" (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.
    • Liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa".
  • Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân.