Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thảo Phương chị ơi giúp em
Trần Thị Hà My,Hoàng Minh Nguyệt
Liana :< chị yeuuu ới
Xã hội ngày càng phát triển, ta có thể không quá lạ lẫm khi bắt gặp một người có nhiều tài sản, tiền của và giàu có từ rất trẻ. Nhưng khi xã hội càng trở nên mạnh hơn về kinh tế như vậy, việc gặp một người sống có văn hóa và trình độ ứng xử thì dường như lại khan hiếm hơn? Vì thế, có câu nói của Vũ Khiêu từng viết: “Để giàu sang, một người chỉ có thể mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời”
Đó là một câu nói nổi tiếng trong bài phát biểu nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long của Vũ Khiêu, ông đã nêu ra một vấn đề mà dường như ở thời đại nào, tầng lớp nào đều có và xuất hiện. Ngoài đường, ta gặp không ít người vô gia cư hành khất nghèo khổ, nhưng lại có một trái tim ấm áp, biết sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo, dù cuộc sống vật chất của họ thì thiếu thốn chẳng có gì. Nhưng lại không khó để bắt gặp những giới thượng lưu đẳng cấp, thừa tiền bạc và tài sản, nhưng lại coi người khác như một sự xúc phạm đối với mình, và có thể nói những câu vô văn hóa khi gặp kẻ kém hơn mình về tiền bạc.
Thật vậy, điều đó là không tránh khỏi, vì con người ta đam mê tiền bạc và sự giàu có về thể xác mất rồi. Còn đời sống tinh thần lại dường như bị xem nhẹ và bỏ qua. “Văn hóa” trong câu nói của Vũ Khiêu chỉ khái niệm rộng, bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, từ khoa học cho đến nghệ thuật, và từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ và giao tiếp ứng xử hằng ngày của con người. Trong câu nói của mình, Vũ Khiêu đề cập tới văn hóa, như một quá trình phải rèn luyện dày công của con người trong thời gian dài mới có được. Đối lập với “vài ba năm” để giàu sang, muốn hình thành nhân cách phải trải qua trong một quãng thời gian rất dài và không phải ai cũng có thể làm được nhanh chóng. Văn hóa tri thức và đạo đức vốn dĩ đi liền với nhau, người có văn hóa cao thì thường sẽ là một thường có đạo đức phẩm chất tốt và đáng nể. Mặc dù cuộc sống có nhiều trường hợp không được như vậy, đòi hỏi con người không chỉ rèn luyện tri thức văn hóa, mà còn phải học cách làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Con người có thể gây dựng sự nghiệp và trở nên giàu có trong vòng vài ba năm nhờ sự lao động cần cù và sáng tạo của mình, nhưng con người ta không thể nhờ thế mà tạo nên một sự giàu có về văn hóa cho chính mình. Mà cần phải trải qua sự thử thách của thời gian trong một thời gian dài.
Câu nói trên thực sự rất đúng và đáng để chúng ta phải lưu tâm suy nghĩ. Lenin đã từng nói “học, học nữa, học mãi” nhấn mạnh sự học với con người là suốt đời không ngừng nghỉ. Nhiều bạn trẻ nghĩ việc học chỉ dừng lại đến khi ta học xong đại học có bằng cấp, nhưng xin thưa, việc học văn hóa là suốt đời. Bạn không thể trở thành một người văn minh lịch sự, nếu bạn không có văn hóa và kĩ năng đúng đắn, vì vậy bạn sẽ chỉ là một người thô tục và tầm thường mà thôi. Mỗi người trong chúng ta phải mất cả đời để rèn luyện những đức tính như: lòng vị tha, tình yêu thương ,nhân ái, dũng cảm, bao dung, trân trọng quá khứ, ý thức dân tộc, cộng đồng… Như Hồ Chí Minh, một người sống và cống hiến hết mình vì đất nước, và cũng là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo, một con người nhân cách vĩ đại và cao thượng.
Câu nói trên đã dạy cho ta một bài học và mở rộng cho ta hơn về suy nghĩ. Đừng nghĩ bạn chỉ cần giàu sang là bạn có tất cả, đôi khi giàu sang chỉ là một điểm nghỉ chân rất nhỏ, mà bạn cần phải tiến xa hơn trong bước đường học tập văn hóa của mình. Một xã hội với những con người tiến bộ về tri thức, rất cần những con người toàn diện về văn hóa và đạo đức.
Cảm ơn câu nói của Vũ Khiêu, đã khiến cho ta hiểu việc học tập tri thức văn hóa là quan trọng như thế nào. Để đào tạo điều đó rất cần sự chung tay của gia đình và xã hội. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân hãy tự ý thức, và là người thầy văn hóa của chính mình.
Có người đã từng nói : " Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim " đây là câu nói có ý nghĩa trong mọi thời điểm và mọi hoàn cảnh. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô.
a, Thể hiện cảm xúc tiếc nuối, thương xót cho ông đồ và thời kì hoàng kim của Nho học
b,
Gợi ý cho em các ý:
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống là gì?
Thực trạng của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống:
+ Quên đi việc xin chữ đầu năm
+ Không nhớ đến các phong tục
+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống
...
Tại sao phải giữ gìn những nét đẹp VH dân tộc:
+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa
+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa
+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc
...
Dẫn chứng:
Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa
Mở rộng vấn đề:
Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống dân tộc?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
a). Cảm xúc:
+ Buồn tẻ vì sự quên lãng của mọi người dành cho ông đồ.
+ Tiếc thương cho ông đồ.
b).
Đoạn văn:
Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.
Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. Điều này cho ta thấy được việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc không còn được người dân ta xem trọng nữa, thay vào đó người ta chỉ mãi chạy theo sự đổi mới hiện đại.
Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. Theo em, ai cũng cần nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc bởi chúng ta mãi không thể nào quên đi cái đẹp của lịch sử của xã hội xưa.
Xã hội ngày càng phát triển, ta có thể không quá lạ lẫm khi bắt gặp một người có nhiều tài sản, tiền của và giàu có từ rất trẻ. Nhưng khi xã hội càng trở nên mạnh hơn về kinh tế như vậy, việc gặp một người sống có văn hóa và trình độ ứng xử thì dường như lại khan hiếm hơn? Vì thế, có câu nói của Vũ Khiêu từng viết: “Để giàu sang, một người chỉ có thể mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời”
Đó là một câu nói nổi tiếng trong bài phát biểu nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long của Vũ Khiêu, ông đã nêu ra một vấn đề mà dường như ở thời đại nào, tầng lớp nào đều có và xuất hiện. Ngoài đường, ta gặp không ít người vô gia cư hành khất nghèo khổ, nhưng lại có một trái tim ấm áp, biết sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo, dù cuộc sống vật chất của họ thì thiếu thốn chẳng có gì. Nhưng lại không khó để bắt gặp những giới thượng lưu đẳng cấp, thừa tiền bạc và tài sản, nhưng lại coi người khác như một sự xúc phạm đối với mình, và có thể nói những câu vô văn hóa khi gặp kẻ kém hơn mình về tiền bạc.
Thật vậy, điều đó là không tránh khỏi, vì con người ta đam mê tiền bạc và sự giàu có về thể xác mất rồi. Còn đời sống tinh thần lại dường như bị xem nhẹ và bỏ qua. “Văn hóa” trong câu nói của Vũ Khiêu chỉ khái niệm rộng, bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, từ khoa học cho đến nghệ thuật, và từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ và giao tiếp ứng xử hằng ngày của con người. Trong câu nói của mình, Vũ Khiêu đề cập tới văn hóa, như một quá trình phải rèn luyện dày công của con người trong thời gian dài mới có được. Đối lập với “vài ba năm” để giàu sang, muốn hình thành nhân cách phải trải qua trong một quãng thời gian rất dài và không phải ai cũng có thể làm được nhanh chóng. Văn hóa tri thức và đạo đức vốn dĩ đi liền với nhau, người có văn hóa cao thì thường sẽ là một thường có đạo đức phẩm chất tốt và đáng nể. Mặc dù cuộc sống có nhiều trường hợp không được như vậy, đòi hỏi con người không chỉ rèn luyện tri thức văn hóa, mà còn phải học cách làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Con người có thể gây dựng sự nghiệp và trở nên giàu có trong vòng vài ba năm nhờ sự lao động cần cù và sáng tạo của mình, nhưng con người ta không thể nhờ thế mà tạo nên một sự giàu có về văn hóa cho chính mình. Mà cần phải trải qua sự thử thách của thời gian trong một thời gian dài.
Câu nói trên thực sự rất đúng và đáng để chúng ta phải lưu tâm suy nghĩ. Lenin đã từng nói “học, học nữa, học mãi” nhấn mạnh sự học với con người là suốt đời không ngừng nghỉ. Nhiều bạn trẻ nghĩ việc học chỉ dừng lại đến khi ta học xong đại học có bằng cấp, nhưng xin thưa, việc học văn hóa là suốt đời. Bạn không thể trở thành một người văn minh lịch sự, nếu bạn không có văn hóa và kĩ năng đúng đắn, vì vậy bạn sẽ chỉ là một người thô tục và tầm thường mà thôi. Mỗi người trong chúng ta phải mất cả đời để rèn luyện những đức tính như: lòng vị tha, tình yêu thương ,nhân ái, dũng cảm, bao dung, trân trọng quá khứ, ý thức dân tộc, cộng đồng… Như Hồ Chí Minh, một người sống và cống hiến hết mình vì đất nước, và cũng là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo, một con người nhân cách vĩ đại và cao thượng.Câu nói trên đã dạy cho ta một bài học và mở rộng cho ta hơn về suy nghĩ. Đừng nghĩ bạn chỉ cần giàu sang là bạn có tất cả, đôi khi giàu sang chỉ là một điểm nghỉ chân rất nhỏ, mà bạn cần phải tiến xa hơn trong bước đường học tập văn hóa của mình. Một xã hội với những con người tiến bộ về tri thức, rất cần những con người toàn diện về văn hóa và đạo đức.
Cảm ơn câu nói của Vũ Khoan, đã khiến cho ta hiểu việc học tập tri thức văn hóa là quan trọng như thế nào. Để đào tạo điều đó rất cần sự chung tay của gia đình và xã hội. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân hãy tự ý thức, và là người thầy văn hóa của chính mình.