K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2021

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. “Vị tha” là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. “Ích kỉ” là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.

Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết “nhân vô thập toàn”. Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con “quỷ” ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc “củi sắt” nhốt lòng ích kỉ làm bằng “lương tâm” và “ý chí”. Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Mac-đen đã từng nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người…”nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình”

( Tố Hữu )

Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay “chết” theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác”. Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. “tồn tại” chỉ thật sự nâng lên thành “sống” khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là “người” đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói “Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình”. Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là “những con người dũng cảm”.

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình.

“Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng”

(Arixtot)

Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.  Khổng Tử dạy rằng “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. “Vị tha” trong suy nghĩ là đất, “vị tha” trong lời nói là hoa và “vị tha” trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chỉ là một biến thể của câu “Tôi không thể tha thứ”.

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì “quá” cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: “Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng”…

28 tháng 2 2022

Dựa vào dàn ý để làm nha , dàn ý chi tiết rồi đó:>

1. Giải thích ý kiến 

- Quà tặng bất ngờ: là những điều may mắn, hạnh phúc, niềm vui bất ngờ đến với con người do khách quan đem lại hoặc người khác trao tặng.

"Chờ đợi": thái độ sống thụ động, phụ thuộc.

"Tự mình làn nên cuộc sống": sống tích cực, chủ động.

=> Khẳng định ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính bản thân tạo nên.

2. Bàn luận ý kiến 

- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được những bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.

- Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu luôn tiềm ẩn những khó khăn phức tạp. Vì vậy, cần chủ động, tự mình vượt lên hoàn cảnh để vươn tới những điều tốt đẹp. 

Dẫn chứng: những tấm gương nghị lực vượt hoàn cảnh số phận: thầy Nguyễn Ngọc Ký, Đoàn Phạm Khiêm, Đồng Thị Nga...; những người nghèo biết vượt lên chính mình;... 

3. Bài học nhận thức và hành động 

- Trong cuộc sống, ngoài ý chí nghị lực vươn lên, yếu tố may mắn cũng góp phần không nhỏ tạo nên thành công.

- Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kì diệu cho cuộc sống của chính mình.

- Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

26 tháng 4 2023

gà 

nhìn đây này nhót

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqwqwqwqwqwqwqwqwqwqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwweeeeeeeeeeeeeeeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuiiiiiiiiiiiiiiiiiioooooooooooooooooooop[pppppppppppp[[[[[[[[[[]]]]]]]]ư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\''''''''''''''''''';;;lkkkkkjjjjjjjjhgfdsaqwertyuiol.,mnbv

4 tháng 1 2022

Người ta vẫn thường nói rằng “Thời gian là vàng”. Quả thực đúng như vậy, thời gian với vũ trụ tuần hoàn, còn đối với con người lại một đi không trở lại. Bởi vậy nó vô cùng quý giá đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Câu tục ngữ trên dường như cũng đã thật khéo léo để muốn nói thì giờ được so sánh như vàng bạc. Thời gian cứ luôn vận động mải miết không chờ một ai và cũng không đợi một ai. Mỗi khoảnh khắc chúng ta được sống, được hoạt động là duy nhất trên cõi đời này, sẽ không bao giờ lấy lại được. Thời gian giúp ta ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ, sau khi vượt qua những giông tố trong cuộc đời, con người bao giờ cũng già dặn, chín chắn hơn. Thời gian là liều thuốc tôi luyện con người ra trưởng thành. Thời gian còn giúp xóa đi những hận thù, làm nhòa đi những ân oán. Thời gian là liều thuốc tốt nhất giúp ta cân bằng lại cuộc sống sau những khổ đau và mất mát. Không chỉ vậy, thời gian còn có ý nghĩa khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong cuộc sống này. Bạn có thể bỏ ra rất nhiều tiền để trang hoàng lên bản thân những món đồ xa xỉ, đắt tiền, nhưng thời gian trôi đi bạn sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Chẳng một ai còn nhớ đến bạn. Nhưng đối với con người có ý chí, nghị lực, dành những thành tựu to lớn cho nhân loại, thì thời gian chính là chứng nhân minh chứng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Nếu chúng ta không biết vận dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả, ta sẽ cảm thấy cuộc đời nàyư không có ý nghĩa. Ở lứa tuổi học sinh hãy biết sắp xếp phân chia thời gian ra thật khoa học. Khi có thời gian, bảng biểu những công việc làm khoa học thì chắc chắn rằng chính bản thân chúng ta đã tiết kiệm được thời gian cho mình. Học, chơi, ăn, ngủ đúng đắn sẽ giúp cho sức khỏe tốt và hiệu quả công việc cũng được đẩy cao hơn rất nhiều. Chúng ta nên cần phải tạo nên cho mình những khoảng thời gian thật có giá trị, ý nghĩa. Chính những điều đó không chỉ để lại cho chúng ta thêm kinh nghiệm sống quý báu mà còn giúp ta làm nên những điều mang lại nhiều ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình.

28 tháng 10 2021
Qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều, em hãy nêu cảm nhận của em về nguời phụ nữ trong xa hoi phong kiến bằng một bài văn ngắn Viết một đoạn
28 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Trong kho tàng văn học trung đại có rất nhiều những tác giả đã dùng ngòi bút của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh. Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Được sinh ra làm người nhưng không sống đúng giá trị của một con người. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

 

Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà. Chính vì thế nàng đã được con trai hào phú trong làng để ý tới. Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng. Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng. Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận. Ngày chia tay nàng rót chén rượu đầy cho chồng mà thưa rằng: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Mong muốn của nàng chẳng phải chức tước công lao chỉ đơn giản là hai tiếng hạnh phúc bình dị. Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh chiến loạn lạc.

 

Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng. Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời. Sau khi tiễn con trai lên đường mẹ già vì quá đau buồn mà sinh bệnh nặng. Vũ Nương ngày đêm túc trực thăm nom, đi khắp nơi kiếm thầy tìm thuốc chữa cho mẹ chồng, đồng thời hết lời khuyên lơi nhưng bà không qua khỏi. Mẹ chồng vô cùng cảm động trước tình cảm của con dâu nên trước khi nhắm mắt xuôi tay bà cầm tay nàng mà dặn dò : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” Sau khi mẹ chồng qua đời nàng hết lòng ma chay, tang chú lễ nghĩa cho trọn đạo dâu hiền.

 

Về phần con nhỏ, do quấy khóc nên hàng đêm Vũ Nương ẵm con trên tay chỉ vào chiếc bóng mình trên tường và nói “Cha con đến kìa”. Mỗi lần như thế đứa bé lại cười reo thích thú. Lâu dần thành quen nàng cũng chẳng còn nhớ giải thích về “chiếc bóng” trên tường với con nữa.

 

Giặc tan, Trương Sinh trở về tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng từ đây thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ vì hiểu lầm nhỏ nhặt mà đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bế tắc.

 

Chính chiếc bóng mình trên tường đã khiến Trương Sinh nảy sinh lòng đa nghi đố kỵ. Không nghe vợ giải thích chỉ biết đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Vũ Nương vì quá tủi nhục đã trẫm mình xuống sông tự vẫn kết thúc nỗi oan nghiệt thấu trời. Nguyên nhân đẩy nàng đến cái chết không phải do sự vô tâm của chồng mà chính là sự cay nghiệt của miệng đời.

 

Số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Luôn bị áp bức và dồn đến đường cùng. Dù họ có xinh đẹp tài hoa hay sang hèn thì đều chung một tiếng đó là “bạc mệnh”. Như nhà thơ Nguyễn Du từng viết:

 

“Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

 

Họ là những nạn nhân của chế độ cũ, của những hủ tục lạc hậu và định kiến hà khắc. Sống ở đó họ chỉ tồn tại như những món đồ vô tri vô giác, mang đi đổi chác, bán mua và hoàn toàn không có quyền lên tiếng hay thanh minh gì cho mình. Vũ Nương chết mang theo nỗi oan thấu trời xanh thế nhưng kẻ khiến nàng rơi vào đường cùng là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án hay dè bỉu. Thậm chí khi nàng đã được minh oan, Trương Sinh cũng không bị cắn rứt lương tâm, không muốn nhắc lại chuyện cũ mà coi như “nó đã qua”. Phải chăng sự sống và cái chết của người phụ nữ trong xã hội bị coi thường đến mức rẻ rúm? Họ không có quyền thanh minh và lại càng không được bảo vệ đến tính mạng?

 

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng ngậm ngùi khi nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ bằng những vần thơ đầy đau thương:

 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

 

Thế nhưng mặc dù đã đạp lên số phận, đã khẳng định tiếng nói vị thế của mình song hành động đó của bà chỉ như một điểm sáng vụt qua giữa bầu trời đầy đen tối. Nó không đủ để làm nên một đại cách mạng về quyền sống và quyền làm người của phụ nữ trong xã hội đương thời đầy rối ren và bế tắc.

 

Vũ Nương chính là một hình ảnh đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Những con người sinh ra làm con người nhưng không được sống trọn vẹn một kiếp người. Đó cũng là tiếng nói chống lại sự bất công, phân biệt đối xử trong xã hội, và là tiếng lòng nhân ái đầy sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn gửi gắm.

28 tháng 8 2019

I. DÀN Ý: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ KHOẢNG LẶNG TRONG CUỘC SỐNG

1. Mở Bài

- Giới thiệu vấn đề được nghị luận.

2. Thân Bài

- Giải thích khoảng lặng là gì?

+ Khoảng lặng là giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái không phải suy nghĩ, lo lắng bất cứ điều gì cả.

+ Khoảng lặng là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe nhịp tim của mình.

+ Khoảng lặng là một khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ để bản thân nhìn về những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai.

+ Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo những muộn phiền ngoài kia.

- Vì sao con người cần có khoảng lặng?

+ Xã hội: Xã hội phát triển, thời đại công nghệ, con người dần bị cuốn vào công việc,...

+ Gia đình: Những áp lực từ cuộc sống gia đình, con cái, cơm áo gạo tiền, ...

+ Công việc: Số lượng công việc nhiều, không tìm được việc làm ưng ý, ...

+ Tình yêu: Sự cô đơn trong tình cảm, những lần bất đồng quan điểm, cãi vả, ...

+ Mối quan hệ giữa người với người...

=> Bởi chạy đua theo nhu cầu cuộc sống, theo dòng chảy cuộc đời mà con người dần trở nên vội vã, quên đi chính bản thân mình. Họ dần rơi vào trạng thái mất cân bằng, mất kiểm soát. Nhưng lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để bình tâm suy nghĩ, nhìn nhận lại mọi thứ...

- Bàn luận, mở rộng:

+ Kể câu chuyện của chính mình hoặc ai đó về việc cần thiết của những khoảng lặng.

+ Giữa dòng đời xô bồ, có ai không mong được một phút giây nào đó được thảnh thơi, được thu mình vào một thế giới riêng. Khi đó đừng ngại ngần, hãy tự cho mình một khoảng lặng.

-Liên  hệ bản thân

3.KẾT BÀI

Đánh giá chung. Bài học nhận thức và hành động.

Châu's ngốc

28 tháng 8 2019

Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống này bế tắc? Đã bao giờ bạn thấy thế giới này như quay lưng với bạn? Những khi đó bạn thường làm gì? Tự nhốt mình trong phòng, lựa chọn chạy trốn hay điên cuồng lao đầu vào công việc? Ai trong chúng ta cũng phải trải qua những ngày như thế. Và khi đó điều ta cần nhất chính là tự cho mình một khoảng lặng - để bình tâm nhìn nhận lại mọi chuyện đã qua.

Ngày còn bé khi nghe ba mẹ nói về khoảng lặng trong cuộc sống, tôi vẫn luôn mơ hồ chẳng biết đó là gì. Khi lớn lên, sự tò mò đã thôi thúc tôi tìm hiểu về nó. Vậy khoảng lặng là gì? Là giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái không phải suy nghĩ, lo lắng bất cứ điều gì cả. Là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe nhịp tim của mình. Là một khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ để bản thân nhìn về những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai. Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo những muộn phiền ngoài kia. Không phải điều gì lớn lao, suy cho cùng khoảng lặng chính là lúc chúng ta cho phép mình quên đi thế giới thực tại.

Tôi đã bao lần tự hỏi tại sao xã hội càng phát triển, con người cần có khoảng lặng? Có lẽ, hành trình đi tìm câu trả lời sẽ rất gian nan với một cô học trò cấp ba như tôi. Xã hội tiến bộ, thời đại công nghệ phát triển, con người bị cuốn vào công việc, guồng quay cuộc sống. Chạy đua cùng thời gian, cùng dòng chảy của xã hội, con người dần biến mình thành một cỗ máy. Họ không ngừng làm việc, không ngừng kiếm tiền. Người lớn chịu áp lực từ công việc rồi khi trở về nhà sẽ có những gánh nặng cơm, áo, gạo tiền rồi gia đình bên nội, bên ngoại. Bao thứ bủa vây lấy họ. Những lúc đó họ nên làm gì? Cần thiết nhất chính là tự ngưng lại mọi thứ, cho bản thân một khoảng lặng để bình tâm, nạp năng lượng rồi chiến đấu tiếp.

Hay trong tình yêu, sau bao lần đổ vỡ người ta thường có xu hướng khép mình, ngại mở lòng với người sau. Thậm chí có người mất niềm tin vào tình yêu, họ căm ghét chuyện tình cảm, họ cho rằng ai cũng như người trong quá khứ. Khi ấy điều họ cần chính là một khoảng thời gian đủ để suy nghĩ, nhìn và chấp nhận những chuyện đã qua. Đồng thời tự cho mình và cho người một cơ hội.

Và đặc biệt tuổi trẻ chúng ta, cần những khoảng lặng hơn bao giờ hết. Chắc hẳn bạn đã nghe đến cái chết thương tâm của một thành viên nhóm nhạc SHINee là Jonghuyn. Anh ấy chết vì bệnh trầm cảm, hay chính vì không thể chịu đựng được nữa những áp lực của cuộc sống. Hằng ngày anh ấy vẫn gồng mình để hứng chịu mọi thứ, cho đến một ngày không thể chịu được nữa anh đã chọn cái chết để giải thoát tất cả. Giá như khi đó anh tự cho mình một khoảng thời gian ngắn thôi để suy nghĩ, để tìm bình yên trong tâm hồn, có lẽ đã không xảy ra chuyện đau lòng đó. Con người hiện đại thường vội vã, quên đi chính bản thân mình. Họ dần rơi vào trạng thái mất cân bằng, kiểm soát. Những lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để nhìn nhận lại mọi thứ...

Giữa dòng đời xô bồ ai chẳng mong muốn được một lần thu mình vào thế giới riêng. Nhiều khi đi làm về chỉ muốn ngả lưng lên chiếc giường thân yêu, tạm gác đi những mệt mỏi ngoài kia nhưng nhận ra mình còn gia đình, lại phải bật dậy và cố gắng. Phàm là con người ai cũng có một giới hạn chịu đựng nhất định, đến hạn mức sẽ không thể tiếp tục được nữa. Khi đó, đừng cố nữa, mà hãy dừng lại. Cuộc đời cần có những dấu phẩy trước khi đến được dấu chấm cuối cùng.

Riêng bản thân tôi, ở những năm tháng cấp ba, áp lực nhất có lẽ là chuyện thi cử, học hành. Dưới sức ép từ ba mẹ, nhà trường đã có lúc tôi rơi vào bế tắc thật sự. Nhưng rồi tôi đã suy nghĩ tích cực hơn, tôi xin phép ba mẹ cho tôi được thư thả vài ngày để tâm trạng thoải mái hơn. Tôi dành ba ngày để suy nghĩ về ước mơ, về đam mê, về những thứ tôi sẽ có được và mất đi nếu tôi thành công hay thất bại. Tôi vạch ra cho bản thân một kế hoạch ổn định hơn, ít áp lực hơn, tự nhủ phải luôn giữ cho tâm thật thoải mái. Và mỗi lần như vậy tôi thấy bản thân tốt hơn rất nhiều, chẳng còn bi quan như trước đó. Thật ra con người chúng ta ai cũng luôn cần một khoảng lặng để được nghỉ dưỡng cho tâm hồn, cho thể xác.


Khoảng lặng - điều mà ta đang tìm kiếm. Nếu mỗi ngày trôi qua của bạn đang rất mệt mỏi hãy ngừng lại mọi thứ, chọn cho mình một góc, bình ổn lại tất cả. Cuộc sống này cần lắm những khoảng lặng, cũng giống như giữa chốn ngục tù ô nhục trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân vẫn tồn tại một Viên quản ngục có thiên lương trong sáng. Nếu cuộc đời là một bản nhạc hỗn loạn, lắm nốt cao độ thì khoảng lặng chính là những nốt trầm da diết, giúp ta cân bằng cuộc sống.

hơi ngắn đấy ạ:(