Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Phương pháp tiện
- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt mà quá trình bóc tách vật liệu trên phôi được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của phối với chuyển động tịnh tiến (II) của dụng cụ cắt
- Có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao. Tuy nhiên, phương pháp tiện cũng có hạn chế là quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,....
- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy tiện và dao tiện.
- Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặ đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...
*Phương pháp phay
- Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp phay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của dụng cụ cắt với chuyển động tịnh tiến (II) của phối. Tuy nhiên, khác với phương pháp tiện, dụng cụ cắt sẽ chuyển động tròn, còn phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.
- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy phay và dao phay.
- Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao (hỉnh 8.8) nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....
- Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...
*Phương pháp khoan
- Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thường được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (1) với chuyển động tịnh tiến (II). Thông thường, cả hai chuyển động đều là chuyển động của mũi khoan còn phôi sẽ đứng yên.
- Các lỗ khoan có chất lượng bề mặt gia công thấp nên phương pháp khoan thưởng sử dụng để gia công các sản phẩm có yêu cầu kĩ thuật không cao hoặc sử dụng để gia công phá. Ưu điểm của phương pháp khoan là năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc mà các phương pháp gia công cắt gọt khác bị hạn chế.
- Phương pháp khoan có thể thực hiện trên nhiều máy công cụ như: máy khoan, máy tiện, máy phay.... với dụng cụ cắt là các mũi khoan.
- Khoan thường được sử dụng để gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm.
- So với phương pháp đúc trong khuôn cát thì đúc trong khuôn kim loại có chất lượng sản phẩm tốt hơn, khuôn có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Phương pháp rèn tự do có tính linh hoạt cao còn rèn khuôn có độ chính xác và năng suất cao.
- Phương pháp hàn hồ quang so với hàn hơi thì hàn hơi gia công được sản phẩm mỏng và nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Bản chất: Là rót kim loại vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc | |
Ưu điểm | - Đục được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau. - Đúc được các vật phức tạp ở bất kì khối lượng nào. - Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao. |
Nhược điểm | - Sản phẩm tạo ra có thể bị khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ,… |
- Bản chất: Là rót kim loại vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc | |
Ưu điểm | - Đục được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau. - Đúc được các vật phức tạp ở bất kì khối lượng nào. - Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao. |
Nhược điểm | - Sản phẩm tạo ra có thể bị khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ,… |
- Bản chất: Nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến tráng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
- Ưu điểm: Tiết kiệm được kim loại, nối được các kim loại có tính chất khác nhau. Hàn tạo ra được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp. Độ bền của mối hàn cao và kín.
- Nhược điểm: Các chi tiết hàn dễ bị cong, vênh.
Tham khảo:
- Đúc là phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp nấu chảy kim loại, rót kim loại lỏng vào lòng khuôn đúc có hình dáng và kích thước của vật đúc, sau khi kim loại đông đặc trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dáng giống như lòng khuôn đúc.
- Đặc điểm: đúc được các loại vật liệu khác nhau,Chế tạo được những vật đúc có hình dạng, kết cấu rất phức tạp,...
Tham khảo:
Rèn là nung nóng phôi thép tới nhiệt độ trên 900oC để cho kim loại chuyển sang trạng thái dẻo rồi đặt lên đe và dùng búa đập để có được hình dáng cần thiết của sản phẩm. Vật liệu để rèn tự do là các thỏi kim loại đúc và các phôi cán.
Tham khảo:
Khái niệm
- Các phương pháp hàn đều sử dụng công nghệ nối các chi tiết máy bằng kim loại hoặc phi kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo). Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo thông qua có lực ép, chỗ nối tạo thành mối liên kết bền vững gọi là mối hàn.
Đặc điểm:
-Tiết kiệm nhiều kim loại, so với các phương pháp nối khác như tán rivê, ghép bulông tiết kiệm từ 10 – 25% khối lượng kim loại, hoặc so với đúc thì hàn tiết kiệm 50%.
-Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau. Ví dụ, kim loại đen với kim loại đen, kim loại với vật liệu phi kim loại,…
-Tạo được các chi tiết máy, các kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác không làm được hoặc gặp nhiều khó khăn.
-Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín.
Những nội dung cơ bản của công việc thiết kế là:
- Điều tra, nghiên cứu yêu cầu của thị trường và nguyện vọng của người tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế.
- Căn cứ vào mục đích và yêu cầu, thu thập thông tin đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định hình dạnh, kích thước, kết cấu, chức năng sản phẩm.
- Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.
- Thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thieeset kế, nếu cần sửa đổ, cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất.
- Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ năng (gồm có: bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm, các bản thuyết minh tính toán, các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm).
- Đúc là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi nguyên liệu đầu vào đông đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng giống lòng khuôn dúc và kích thước phù hợp với yêu cầu thiết kế. Phương pháp đúc thường sử dụng để gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp.
- Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi để làm biến dạnh phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn. Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp rèn là: có yêu cầu về cơ tính cao, để chế tạo phôi cho gia công cắt gọt,...
- Hàn là phương pháp gia công ghép nối các phần tử (thường là kim loại) lại với nhau thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn sẽ gắn các phần tử với nhau. Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp hàn: có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín.