Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây công nghiệp quan trọng nhất là cây chè.
Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).
* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.
* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.
* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.
* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).
Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các nền kinh tế hàng đầu khác tăng trưởng chậm và tiếp tục đối mặt với những khó khăn đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như số việc làm giảm do tổng cầu yếu, nợ khu vực tư nhân và nợ công tăng cùng với những bất ổn của ngành tài chính. Ở trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Kết quả cụ thể sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm như sau:
TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 8,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức 1,90%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,30%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước[1], trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 9,95%[2], góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,57 điểm phần trăm); ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng tăng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11% của cùng kỳ năm 2014.
Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,35% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 2,90%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,72%, cao hơn mức tăng 2,51% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệu khả quan: Thị trường bất động sản ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành công tăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.
Nhân tố thị trường là một yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế và phát triển phân bố công nghiệp của một quốc gia. Dưới đây là một số đặc điểm của nhân tố thị trường và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:
1. Đặc điểm của nhân tố thị trường:
- Tự do kinh tế: Nhân tố thị trường đặc trưng bởi sự tự do và độc lập của các doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ và đầu tư.
- Cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Quyền sở hữu tư nhân: Nhân tố thị trường thường ưu tiên quyền sở hữu tư nhân và khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân và tổ chức tư nhân.
2. Ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:
- Tạo điều kiện thu hút đầu tư: Nhân tố thị trường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn đầu tư từ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phân bố công nghiệp không đồng đều: Nhân tố thị trường có thể tạo ra sự tập trung công nghiệp ở các khu vực có lợi thế về nguồn tài nguyên, hạ tầng và lao động, dẫn đến sự không đồng đều trong phân bố công nghiệp ở Việt Nam.
- Phát triển các khu công nghiệp: Nhân tố thị trường khuyến khích việc thành lập và phát triển các khu công nghiệp, tạo ra cơ sở hạ tầng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhân tố thị trường cũng có thể gây ra một số vấn đề như sự tập trung quá mức, bất cân đối trong phân bố công nghiệp và khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do đó, chính phủ cần có chính sách và biện pháp điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng và bền vững trong phát triển phân bố công nghiệp.
– Miền nam bao gồm 8 tình thành như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, với tổng diện tích 30,6 nghìn km2, với 15,2 triệu người đang sinh sống, có cơ cấu GDP ở miền nam bao gồm công nghiệp xây dựng chiếm 59 %, dịch vụ chiếm 33,2%, nông – lâm – ngư chiếm 7,8%.
– Vị trí địa lý của miền nam nằm giữa bản lề tây nguyên với duyên hải nam trung bộ và đồng bằng sông cửu long.
– Tài nguyên thiên nhiên tại miền nam rất giàu có và phong phú, đặc biệt nhất là khí đốt và giàu mỏ, tại vùng kinh tế trọng điểm miền nam tập trung khai thác tổng hợp 3 nguồn: khoáng sản, biển và rừng.
– Nổi bật: tại vùng kinh tế trọng điểm miền nam tập trung nhiều dân cư cho nên có lượng lao động dồi dào, lại thêm trình độ chuyên môn và cách tổ chức sản xuất trình độ cao, kèm theo đó là sự đầu tư về cơ sở vật chất mạnh giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vô cùng phát triển.