Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất
“Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc". Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung? *
A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất
B. nước Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học
C. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân
D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học
Tham khảo
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
* Về quốc phòng:
- Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
- Quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.
=> Để tránh nguy cơ từ phía Bắc ( thế lực của Lê Duy Chỉ), phía Nam ( thế lực của Nguyễn Ánh).
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
* Về quốc phòng:
- Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
- Quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.
=> Để tránh nguy cơ từ phía Bắc ( thế lực của Lê Duy Chỉ), phía Nam ( thế lực của Nguyễn Ánh).
Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Bình[1], là nhà chính trị, nhà quân sự và là vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong mười bốn vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.[2]
Nguyễn Huệ và 2 người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.
Có những người cho rằng tài năng của Quang Trung chỉ thiên về làm tướng cầm quân đánh trận, nhưng thực ra ông cũng rất có tài năng về chính trị, kinh tế, ngoại giao để cai trị đất nước trong cương vị của một hoàng đế. Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá “Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài”[3] Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.[4] Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng... Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại (hải quân thời Tây Sơn còn hiện đại hơn cả hải quân nhà Nguyễn sau này). Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây. Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan. Giới sử học đánh giá rất cao những cải cách này bởi chúng mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh - Nguyễn. Đến tận mãi sau này (năm 1822), Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn vẫn còn hoài niệm về sự cai trị của Nguyễn Huệ, họ nhận xét với thương gia người Anh cho rằng Quang Trung cai trị ôn hòa và công bằng hơn các vua nhà Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng)[5] (xem chi tiết tại những cải cách tiến bộ của vua Quang Trung).
Về mặt đối ngoại, Quang Trung tỏ rõ tham vọng vượt xa các vị vua khác trong lịch sử Việt Nam. Ông là vị vua Đại Việt duy nhất đã xúc tiến việc giành lấy lãnh thổ của Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây) để mở rộng lãnh thổ cho Đại Việt, cũng là hoàng đế Đại Việt duy nhất có đủ khí phách để chủ động cầu hôn với một công chúa Trung Hoa (để thông qua đó ép vua Càn Long của Trung Quốc cắt tỉnh Quảng Tây, nếu không được thì sẽ dùng quân sự đánh chiếm[6]) Vua Càn Long, vị vua nổi tiếng với Thập toàn võ công trong thời cực thịnh của nhà Thanh, cũng phải đánh giá rất cao tài năng ngài Quang Trung. Sau này, trong bài thơ Lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Quang Trung là người “phi thường", có "chí cả mưu cao".
Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn[7] Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và đã thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh.
Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Quang Trung mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng để tưởng nhớ công lao của ông. Dù sau này Nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (nhà Nguyễn là hậu duệ của chúa Nguyễn, từng bị nhà Tây Sơn đánh đổ) như phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung... Các đời hoàng đế Nhà Nguyễn đều coi ông là "giặc" trong các tài liệu triều đình. Bất chấp những điều đó, ký ức về các chiến công của Quang Trung vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm.
Ngày nay, Nguyễn Huệ được coi là vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố đồng thời là một đường hoa và cũng là phố đi bộ mang tên ông.
Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.