Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc:
- Những tiến bộ trong sản xuất: Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc, cư dân Trung Hoa cổ đại bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt làm cho diện tích trồng trọt được mở rộng. Kỹ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.
- Những biến đổi trong đời sống xã hội:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có nhiều ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hóa:
• Nông dân giàu có trở thành địa chủ.
• Nông dân giữ lại được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.
• Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.
* Chế độ phong kiến thời Tần – Hán
Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán:
- Nhà Tần: Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. giữa Các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.
- Nhà HÁn: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay, Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.
Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.
Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
– Thế kỉ III, đế quổc Rôma lâm vào tinh trạng suy thoái, xã hội rối ren. Đến cuối thế kỉ IV, người Giécman từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm Rôma.
– Những việc làm của người Giécman :
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc man tộc như : Vương quốc Phơrăng, Vương quốc Đông Gốt, Vưong quốc Tây Gốt.
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma rồi chia cho nhau.
+ Các thủ lĩnh người Giécman tự xưng vương và phong tước vị như cống tước, ba tước, nam tước,ễ.. tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ.
– Kết quả của những chính sách trên :
+ Tầng lớp quý tộc, tăng lữ được hình thành bên cạnh các quý tộc vũ sĩ, quan lại. Họ có đặc quyến, giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến.
+ Tầng lớp nỏ lệ, nông dán tự do bị tước đoạt ruộng đất và biến thành nông nô. Họ buộc phải nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và nộp tô thuế. Phương thức bóc lột địa tô hình thành.
Khi quan hệ bóc lột địa tô của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô được xác lập th quan hệ phong kiến hình thành. Đó chính là quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nưóc Tây Âu, mà điển hình là ở Vương quốc Phơrăng.
Quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nước Tây Âu từ thế kỉ V là quá trình thiết lập chế độ phong kiến. Quá trình này diễn ra ở hầu khắp các nước Tây Âu.
– Thế kỉ III, đế quổc Rôma lâm vào tinh trạng suy thoái, xã hội rối ren. Đến cuối thế kỉ IV, người Giécman từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm Rôma.
– Những việc làm của người Giécman :
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc man tộc như : Vương quốc Phơrăng, Vương quốc Đông Gốt, Vưong quốc Tây Gốt.
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma rồi chia cho nhau.
+ Các thủ lĩnh người Giécman tự xưng vương và phong tước vị như cống tước, ba tước, nam tước,ễ.. tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ.
– Kết quả của những chính sách trên :
+ Tầng lớp quý tộc, tăng lữ được hình thành bên cạnh các quý tộc vũ sĩ, quan lại. Họ có đặc quyến, giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến.
+ Tầng lớp nỏ lệ, nông dán tự do bị tước đoạt ruộng đất và biến thành nông nô. Họ buộc phải nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và nộp tô thuế. Phương thức bóc lột địa tô hình thành.
Khi quan hệ bóc lột địa tô của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô được xác lập th quan hệ phong kiến hình thành. Đó chính là quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nưóc Tây Âu, mà điển hình là ở Vương quốc Phơrăng.