K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2018

Những đặc điểm nổi bật về kinh tế của Ô-xtrây-li-a.

   - Ô-xtrây-li-a là nhà nước liên bang, một quốc gai độc lập trong khối liên hiệp Anh ra đời năm 1901.

   - Có nền kinh tế phát triển ổn định, xuất khẩu nhiều khoáng sản.

   - Công nghiệp hiện đại, trình độ cao, phát triển mạnh các ngành: viễn thông, tin học, khai thác năng lượng mặt trời, công nghiệp hàng không, thiết bị y tế,…

   - Công nghiệp phát triển cao, quy mô lớn, xuất khẩu nhiều.

   - Dịch vụ chiếm 71% GDP.

20 tháng 7 2017

Hướng dẫn: Mục I, SGK/115 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: B

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát kinh tế Ô-xtrây-li-a

 - Nền kinh tế phát triển.

- Các ngành có hàm lượng tri thức cao góp 50% GDP.

- Tốc độ tăng trường cao, môi trường đầu tư hấp dẫn.

2. Dịch vụ

 - Có vai trò rất quan trọng, chiếm 71% GDP năm 2004.

- Mạng lưới ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử rất phát triển.

- Hàng không nội địa phát triển.

 - Ngoại thương và du lịch phát triển mạnh.

3. Công nghiệp

 - Có trình độ phát triển cao nhưng xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô (than đá, kim cương, uranium, dầu thô, khí tự nhiên,...)

- Phát triển mạnh các ngành công nghệ cao (phần mềm máy tính, viễn thông, khai thác năng lượng mặt trời,...)

 - Trung tâm công nghiệp lớn là Xit-ni, Menbơn.

4. Nông nghiệp

- Là nước có nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất dựa vào các trang trại có qui mô và trình độ kĩ thuật cao.

- Chiếm 4% GDP, đóng góp 25% trị giá xuất khẩu.

- Sản xuất và xuất khẩu nhiều nông sản (lúa mì, cây công nghiệp, hoa quả, sữa và thịt bò).

- Chăn nuôi chiếm vai trò chính, 60% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

29 tháng 10 2019

a) Đặc điểm về tự nhiên

- Diện tích đứng thứ sáu thế giới.

- Địa hình có độ cao trung bình thấp (chỉ có 2% đất đai là cao hơn 1000m) và chia ra làm 3 khu vực chính: cao nguyên miền Tây, vùng đất thấp nội địa, vùng đất cao và núi miền Đông.

- Khí hậu phân hoá mạnh. Từ bắc xuống nam, khí hậu thay đổi từ nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới.

- Cảnh quan đa dạng (dãy Trường Sơn ở miền Đông, một số cảnh quan trong các hoang mạc ở vùng nội địa, dải San hô ngầm vĩ đại ở bờ biển Đông Bắc...), hấp dẫn.

- Giàu khoáng sản: than, sắt, kim cương, dầu khí, chì, thiếc, đồng, man gan, u-ra-ni-um...

- Có nhiều loài động, thực vật bản địa quý hiếm. Hơn 5% diện tích đất đai được dành để bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 11 khu di sản thế giới, 500 công viên quốc gia.

b) Dân cư, xã hội

- Ra đời năm 1901, Ô-xtrây-li-a là nhà nước liên bang, một quốc gia độc lập trong Khôi Liên hiệp Anh.

- Có 151 tộc người.

- Quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá và đang phát triển các mối quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Dân cư phân bố không đều. Vùng nội địa có mật độ thấp. Dải đồng bằng ven biển phía đông và tây nam tập trung 90% dân sô'.

- Mức độ đô thị hoá vào loại cao nhất thế giới, 85% dân cư sống ở thành thị.

- Tỉ lệ gia tăng dân số 1,4%, chủ yếu do nhập cư.

- Quan tâm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, là quốc gia tiên tiến về khoa học và kĩ thuật.

- Chính phủ đầu tư vào khoa học, giáo dục, đào tạo nghề và phát triển công nghệ thông tin.

8 tháng 11 2018

Một số đặc điểm về tự nhiên và dân cư, xã hội của Ô-xtrây-li-a.

Ô-xtrây-li-a có diện tích 7,74 triệu km2, dân số 20,4 triệu (năm 2005)

   - Đặc điểm về tự nhiên:

      + Độ cao trung bình thấp nhất thế giới, cảnh quan tự nhiên đa dạng.

      + Đồng bằng ở miền Đông và ven biển, đồng cỏ rộng ở nội địa.

      + Khí hậu phân hóa mạnh, giàu khoáng sản.

   - Đặc điểm dân cư, xã hội:

      + Đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo.

      + Dân cư phân bố không đều, tỉ lệ gia tăng dân số khoảng 1,4% chủ yếu là do nhập cư, lao động có chất lượng cao.

8 tháng 8 2023

Tham khảo :
- Một số đặc điểm xã hội nổi bật của Liên bang Nga:
+ Nền văn hóa đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội, múa ba-lê, âm nhạc truyền thống…
+ Trình độ học vấn của người dân khác cao, tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 99,4%.
+ Đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng phát triển với nhiều trường đại học danh tiếng.
+ HDI ở mức rất cao, năm 2020 là 0,830.
- Tác động 
+ Những bản sắc dân tộc đóng góp và phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với ngành du lịch.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

 

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.

+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.

+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng

+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.

+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....

26 tháng 8 2023

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

8 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

31 tháng 7 2023

Tham khảo

♦ Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế,... lãnh thổ Liên bang Nga hình thành 12 vùng kinh tế.

♦ Đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế ở Liên bang Nga

- Vùng Trung ương:

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Đây là vùng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kinh tế phát triển mạnh với các ngành công nghiệp nổi bật như công nghiệp cơ khí, hóa chất, thực phẩm,...

+ Các thành phố lớn của vùng là: Mát-xcơ-va; Xmô-len, Da-rốt-xlap, Tu-la….

- Vùng Trung tâm đất đen:

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Trong vùng có loại đất đen màu mỡ với lượng khoáng và mùn cao.

+ Kinh tế chính của vùng là nông nghiệp. Bên cạnh đó, vùng phát triển công nghiệp khai khoáng, hóa chất,...

+ Các thành phố lớn trong vùng là Bê-gô-rốt (Begorod), Tam-bốt

- Vùng Bắc Cáp-ca:

+ Vùng tiếp giáp vùng Von-ga và vùng Trung tâm đất đen ở phía bắc, giáp Biển Đen và biển Ca-xpi.

+ Vùng có nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên, than,... tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim phát triển.

+ Các thành phố lớn của vùng là Crax-nô-đa, Rốt-tốp na Đô-nu,...

- Vùng U-ran:

+ Vùng tập trung chủ yếu ở phần miền trung và phía nam dọc dãy núi U-ran.

+ Vùng có diện tích rừng tai-ga lớn, giàu có về các loại khoáng sản.

+ Các ngành công nghiệp nổi bật là khai khoáng, chế biến gỗ, luyện kim, hóa dầu,...

+ Các thành phố lớn của vùng là Pơm (Perm), Ô-ren-bua (Orenburg),...

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bê-rinh ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Nền kinh tế của vùng sản, công nghiệp cơ khí,...

+ Các thành phố lớn trong vùng là Ma-ga-đan, Kha-ba-rốp,...