Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi đã trở nên quá quen thuộc và tốn rất nhiều công gõ bàn phím của các bạn rồi nha...khi nào có câu hỏi nào thì em vào mục tìm kiếm tìm giúp cô nhé.
Nếu câu hỏi mà chưa có ai từng hỏi thì em tiếp tục hỏi nha...
Chúc em học tốt và có nhiều câu hỏi hay gửi tới Hoc24!
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường phòng thủ ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta. Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn đến Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi cùng tiến về Vạn Kiếp.
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy triển khai quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần tấn công quyết liệt, nhiều thuyền lương bị đánh chìm, một số còn lại quân ta chiếm.
- Cuối tháng 1-1288, thực hiện "Vườn không nhà trống", Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên rời vào khó khăn, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long . Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và rồi rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rơi vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân ta liên tục chặn đánh.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.
- Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy bộ tiến đánh nước ta
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy và lãnh đạo cuộc kháng chiến
- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quân địch quyết liệt
=> Quân Tống đại bại
Trả lời:
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Chúc bạn học tốt!
Ý nghĩa :
-Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
-Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
-Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .
- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.
- Đánh cho để dài tóc
- Đánh cho để đen răng
- Đánh cho nó chích luân bất phản
- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
- Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).
- Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
* Vua Quang Trung chuẩn bị đại phá quân Thanh:
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, rồi tiến quân ra Bắc, chiêu mộ thêm quân ở Nghệ An.
- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân, làm lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ.
- Đến Tam Điệp - Ninh Bình, cho binh sĩ ăn Tết trước rồi đánh quân Thanh trong Tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết tâm đánh tan quân địch.
* Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:
- Từ Tam Điệp, nghĩa quân Tây Sơn chia ra làm 3 đạo tiến ra Bắc:
+ Đạo chủ lực do trực tiếp Quang Trung chỉ huy tiến đến Thăng Long.
+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây Nam Thăng Long để yểm trợ cho đội đạo chủ lực.
+ Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương và đạo thứ ăm tiến đến Lạng Giang để chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 Tết ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn ngụy.
- Đêm mồng 3 Tết ta vây đồn Hà Hồi, địch hạ khí giới.
- Rạng sáng mồng 5 ta vây đánh đồn Ngọc Hồi.
- Trưa mồng 5, Quang Trung và đô đốc Nguyễn Tăng Long tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ và bè lũ rút chạy. Bị quân ta chặn đánh ở Phượng Nhãn.
=> Đất nước hoàn toàn giải phóng.
*Diễn biến:
- tháng 10 năm 1075, Ly s Thường Kiệt và Tông Đản chi huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống, tiêu diệt các căn cứ tập kết, phá hủy kho tàng của giặc, bao vây thành Ung Châu.
*Kết quả:
- Sau 42 ngày đêm chiến đấu, ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.
* Ý nghĩa:
- Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta, làm cho quân Tống hoang mang và đẩy chúng vào thế bị động.
- Khích lệ tinh thần đánh giặc của nhân dân ta.
- Ki
Diễn biến:
-Năm 981,quân Tống theo 2 đường thủy bộ tiến vào xâm lược nc ta
-Quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.
-Lê Hoàn cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng.
->Thủy quân địch bị giết chết
-Tren bộ,quân ta cx chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút lui.Thừa thắng,quân ta tiêu diệt địch,địch chết gần quá nửa.
Kết quả:
Tướng giặc bị giết.Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Ý nghĩa:
Củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
Khẳng định chủ quyền đất nc.
Đúng thì tick nha
cach danh giac cua LY THUONG KIET rat sang tao va doc dao
nguyen nhan do tinh than yeu nuoc nong nan,y chi bat khuat va long tu ton cua dan toc
Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà hồ bị thất bại nhanh chóng
- Do nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần => Không được lòng dân.
- Khi chiến tranh không tận dụng được sức mạnh của nhân dân (mặc dù cũng bắt nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống" giống nhà Trần nhưng còn bắt nhân dân nhổ lúa để quân Minh không có lương thực, đồng thời nhân dân cũng không có lương thực)
- Khi lên ngôi chưa ổn định được đất nước nhưng nhà Hồ đã tiến hành một loạt cải cách. Những cải cách ấy tuy tiến bộ nhưng nhân dân chưa kịp thích nghi thì nhà Hồ đã sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nên nhân dân oán than
Diến biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ :
- Tháng 11 - 1406 , quân Minh tiến vào biên giới nước ta . Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm ở Lạng Sơn .
- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ Nam sông Nhị , lấy thành Đa Bang , làm trung tâm phòng ngự .
- Ngày 22-1-1407 , sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang , quân Minh chiếm Đông Đô ( Thăng Long ) . Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Thanh Hóa )
- Tháng 4-1407 , quân Minh tấn công vào Tây Đô , Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6-1407 .
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì :
- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ , đã không biết dựa vào nhân dân , đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc , không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên . Trong lúc đó , quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc ,
- Thêm vào đó , những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quẩn chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý :
- Do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta.
- Do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.
- Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
- Nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...