K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2018

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm 3 giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Lê Lợi bắt đầu giành thế thượng phong khi ông nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Trung Hoa và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hoá vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng. Cuối cùng, vào năm 1426, Lê Lợi đem đại quân ra Bắc, bao vây quân Minh thành Đông Quan, và đánh tan một lực lượng lớn quân Minh do tổng binh Vương Thông chủ huy trong chiến dịch Tốt Động - Chúc Động. Vương Thông tính giảng hoà, nhưng sau đổi ý và ngầm sai người về xin viện binh. Lê Lợi cắt đứt giảng hoà, sai tướng đánh hạ Điêu Diêu (Bắc Ninh), Tam Giang (Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn và tiếp tục vây Đông Quan.

Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh đem 5 vạn quân tiếp viện Vương Thông. Lê Lợi sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú cùng một số tướng khác đón đánh Liễu Thăng, thắng to trong trận Chi Lăng - Xương Giang, làm tổn thất hàng vạn quân Minh, giết các tướng Liễu Thăng, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ. Mộc Thạnh nghe tin liền tháo chạy, bị Trịnh Khả và Phạm Văn Xảo rượt theo đánh tan.[2][3] Vương Thông đành giảng hòa và được Lê Lợi cho phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi khôi phục nước Đại Việt, sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc.

Khởi nghĩa Lam Sơn giành chiến thăng vì:

Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng nghĩa quân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

9 tháng 4 2022

1418 - 1427

9 tháng 4 2022
Khởi nghĩa Lam sơn diễn ra vào năm 1418 và kết thúc vào năm 1427
18 tháng 2 2021

1) Những việc làm của Lý Bí sau khi thắng lợi có ý nghĩa là: - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương. - Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.

2)- Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta Lòng yêu nước, Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

3) Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

 Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
18 tháng 2 2021

#TK

Câu 7: Lí Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩa thắng lợi?Những việc làm đó có ý nghĩa gì?

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.- Việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta mãi trường tồn, nhân dân ấm no, hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.

Câu 8: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?

Dải đất hình chữ S của chúng ta đã có hàng ngàn nằm lịch sử, hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập. Nhờ có công lao to lớn cùa cha ông ta mà đất nước được độc lập, tự do. Được hưởng một xã hội mới, công bằng- dân chủ- văn minh hơn. Tổ tiên ta đã mang đến cho chúng ta một nền văn hóa đa dạng phong phú. Có những phong tục, tập quán đặc sắc. Không chỉ vậy mà tổ tiên còn đem đến cho chúng ta một lòng yêu nước, một ý chí quyết tâm, kiên cường. Rèn luyện những con người qua thử thách, chông gai để có được ngày hôm nay. Để xứng đáng với những gì tổ tiên đâ để lại chúng ta cần học tập thật tốt để đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu". Và có nghĩa vụ , trách nhiệm bảo vệ đất nước được hòa bình, độc lập.

Câu 9: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

25 tháng 1 2018

Ngày 3-1-1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù=>chiến thắng.

27 tháng 2 2018

Kết quả cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn:

-Đất nước hoàn toàn được giải phóng

-Giành được độc lập tự chủ

-Chấm dứt 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh

-Mở ra thời kì phát triển mới - thời Lê Sơ

8 tháng 2 2021

Câu 7:

Lí Bí đã làm sau khi khởi nghĩa thắng lợi:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

Ý nghĩa:  

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.

- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.

Câu 8: 

-  Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta Lòng yêu nước, Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Câu 9:  Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc vì:

- Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

8 tháng 2 2021

Câu 9 : Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

8 tháng 1 2018

Chọn đáp án: A. Lịch Âm: 2/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

30 tháng 1 2016

4)diễn biến:

Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình được nhân dân hưởng ứng 

Trong vòng 3 tháng nghĩa quân làm chủ các quận huyện chiếm thành Long Biên

Thang 4/542 và đau năm 543 nhà Lương đem quân đàn áp nghĩa quân chủ động tiến đánh buộc chúng phải kéo quân về

30 tháng 1 2016

6)những việc làm của Lí Bí là

Thành lập nước Vạn Xuân

Nam 544 Lí Bí lên ngôi hoàng đế(Lý Nam Đế)

Đat tên nước là Vạn Xuân

Dung kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch 

Thành lập triều đình với 2 ban văn võ 

3 tháng 8 2017

lâm sơn

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (CUỐI THẾ KỶ XVIII)

- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .

- 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.

- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- 1786 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.

Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn

II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII

1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm , Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.

- Cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.

- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

Chiến thuyền Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ Dậu -1789)

- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .

- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.

- Đánh cho để dài tóc

- Đánh cho để đen răng

- Đánh cho nó chích luân bất phản

- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

- Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).

- Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

Phối cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại núi Bân

- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

*Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:

- Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.

- Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN

- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) , Vương triều Tây Sơn thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.

- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).

- Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.

- Năm 1792 Quang Trung qua đời.

- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

Tượng đài Quang Trung ở Bình Định

9 tháng 5 2021

cái này cô cho lớp mik vít nên ít thì mik cũng chịu nha,bạn có thể xem ở sánh và lược bỏ những chi tiết ko cần thiết:

diễn biến: cuối năm 938,quân Nam Hán kéo vào vùng biển nước ta

kết quả:cuộc kháng chiến thắng lợi

- Diễn biến :
   + Ngô Quyền đưa quân vào Đại La giết chết Kiều Công Tiễn .
    + Ngô quyền đã dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng, cho quân mai phục hai bên bờ sông, nhử địch vào trong trận địa tiêu diệt . Quân Nam Hán đã đại bại.
- Kết quả :Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi vĩ đại.

 - Ý nghĩa : 
      + Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước .
      + Mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc .
     +  Kết thúc vĩnh viễn hơn một nghìn năm Bắc thuộc .

19 tháng 5 2021

Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương ( nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa ) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.

+ Tư tưởng của “ Bình Ngô đại cáo ” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.

“ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

  Lấy chí nhân để thay cường bạo ”

+ Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “ thể đức hiếu sinh ” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.

* So sánh khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý, Trần:

- Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.