Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là bài văn nghị luận đặc sắc:
● Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
● Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luận.
● Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt ở phần cuối.
● Về phương thức trần thuật: Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và những người kể chuyện cũng là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác phẩm miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
● Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện – một cô gái thanh niên xung phong trẻ trung người Hà Nội – tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính.
● Lời kể rất linh hoạt. Có khi dùng những câu văn ngắn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt, nhịp nhanh tạo sự nhịp nhàng phù hợp với không khí căng thẳng, khẩn trương nơi chiến trường. Những đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm rãi, gợi những kỷ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh.
Vài nét đặc sắc nghệ thuật trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”:
● Bố cục văn bản chặt chẽ rõ ràng, hợp lí, các vấn đề được dẫn dắt tự nhiên, lưu loát và dễ hiểu.
● Lập luận sắc bén, giàu tính thuyết phục.
● Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
● Giọng văn chân thành, say sưa thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
● Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc.
● “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.
- Về thể thơ: thể thơ tự do, các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại gợi âm điệu lời ru.
- Giọng thơ mang đầy tính triết lí.
- Về hình ảnh: hình ảnh con cò trong ca dao thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả, hình ảnh gần gũi, thực tế, giàu ý nghĩa.
● Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát.
● Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thực hiện tình cảm của người miền núi.
● Giọng điệu tha thiết, trìu mến: lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn… tạo sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác trong lời người cha truyền thấm sang con.
● Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi