Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. - Trình độ tương đương với các vùng xung quanh:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
+ Biết trồng lúa một năm hai vụ. Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và khai thác lâm thổ sản... đều phát triển.
+ Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng...
a) về nông nghiệp
- Từ thế kỉ I ở Giao Châu người ta đã biết dùng trâu, bò để cày bừa.
- Đã có đề phòng thủ.
- Trồng lúa 2 vụ trên 1 năm
b) Về công nghiệp
- Nghề rèn sắt, làm gốm, tráng men và trang trí trên gốm phát triển.
- Nghề dệt vải phát triển.
c) Về thương nghiệp
- Chợ làng, chợ lớn xuất hiện ở Luy Lâu, Long Biên.
- Một số thường nhân đã đến buôn bán.
- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền ngoại thương.
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc
Tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
-Tiếng nói, các phong tục tập quán như: nhuộm răng ăn trầu, làm bánh chưng, làm bánh giầy,...
-Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nhân dân ta không có gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa của dân tộc. Đây chính là nền tảng cho việc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
*Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
-Lòng yêu nước
-Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
-Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
Mong bạn sẽ tick cho mình.
Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
1.Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6 ở nước ta có gì thay đổi.
- Vào thế kỉ I, châu Giao bao gồm 9 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và 6 quận khác của Trung Quốc)
- Đến đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh
- Bắt nhân dân ta nộp nhiều thứ thuế, cống nạp nhiều sản vật quý
- Đưa người Hán sang, buộc nhân dân phải học chữ và tiếng Hán, tuân theo phong tục tập quán của người Hán
2.Tình hình kinh tế,văn hóa nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6 có những chuyển biến như thế nào?
*Về kinh tế:
a) Nông nghiệp:
- Từ thế kỉ I, Giao Châu đã biết dùng trâu bò để cày bừa
- Có để phòng lũ lụt
- Cấy 2 vụ lúa trong năm: vụ chiêm và vụ mùa
- Trồng nhiều cây ăn quả, chăn nuôi phong phú
b) Thủ công nghiệp:
- Nghề sắt vẫn phát triển để làm công cụ lao động, đúc vũ khí
- Nghề dệt, nghề gốm phát triển
- Người dân đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm mới đem nung
c) Thương nghiệp:
- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng, ở các trung tâm đông dân như Luy Lâu, Long Biên...
- Một số thương nhân từ các nước khác đến trao đổi buôn bán
- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương
*Về văn hóa:
- Mở 1 số trường dạy chữ Hán tại các quận
- Dạy học các loại đạo: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
- Du nhập những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta
- Nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục và tập quán của người Việt
- Học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình
4.Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt.
- Nhà Hán giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sự phát triển về kinh tế của nước ta
5.Nêu những thành tựu về kinh tế văn hóa Chăm Pa
- Đạt trình độ ngang với các nước xung quanh :
+ Công cụ bằng sắt
+ Trồng lúa một năm hai vụ
+ Sử dụng sức kéo trâu bò
+ Khai thác lâm thổ sản
+ Trồng cây ăn quả
+ Buôn bán, đánh bắt...
6.Kể tên các anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc,dành độc lập cho dân tộc,tổ quốc mà em đã học trong những chương trình lớp 6
- Hai Bà Trưng: Trưng Trắc, Trưng Nhị
- Bà Triệu: Triệu Thị Trinh
- Lý Bí
- Mai Thúc Loan
- Phùng Hưng, Phùng Hải...
7. Suy nghĩ của em về cách đánh giặc độc đáo và chủ động của Ngô Quyền
- Ngô Quyền có cách đánh giặc rất độc đáo, với cách đánh chủ động và bất ngờ đã gây tổn thất lớn cùng hoang mang cho quân địch. Đồng thời giúp tránh được những tổn thất về người, về vật chất của quân và dân ta, nhanh chóng giành thắng lợi, đem lại độc lập cho đất nước
8. Lập bản thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc
Thời gian | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Ý nghĩa |
Năm 40 | Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | Trưng Trắc, Trưng Nhị | |
Năm 248 | Khởi nghĩa Bà Triệu | Triệu Thị Trinh | |
Mùa xuân năm 542 | Khởi nghĩa Lý Bí | Lý Bí | |
Đầu thế kỉ VIII | Khởi nghĩa Mai Thúc Loan | Mai Thúc Loan | |
Trong khoảng 776-791 | Khởi nghĩa Phùng Hưng | Phùng Hưng, Phùng Hải |
*Các cuộc khởi nghĩa trên có thể nêu 1 ý nghĩa chung: Ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta. Thể hiện ước muốn hòa bình, tinh thần bất khuất, ý chí quyết tâm vươn lên đấu tranh giành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Bên cạnh đó còn nhằm khẳng định rằng người phụ nữ cũng có thể làm nên nghiệp lớn
9. Kể tên các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng.
- Các quận, huyện ở Đà Nẵng:
+ Quận Hải Châu
+ Quận Cẩm Lệ
+ Quận Thanh Khê
+ Quận Liên Chiểu
+ Quận Ngũ Hành Sơn
+ Quận Sơn Trà
+ Huyện Hòa Vang
+ Huyện Hoàng Sa
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
tick nhé!
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
me too