Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng
A. Tây Nam.
B. Đông Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Đông Nam.
Câu 2: Ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đối với khí hậu miền Bắc là
A. nóng ẩm, mưa nhiều.
B. nóng, khô, ít mưa.
C. đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
D. lạnh và khô.
Câu 3: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là
A. nóng ẩm, mưa nhiều.
B. nóng, khô, ít mưa.
C. đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
D. lạnh và khô.
Câu 4: Đặc điểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 là
A. nóng ẩm, mưa nhiều.
B. nóng, khô, ít mưa.
C. đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
D. lạnh và khô.
Câu 5: Mưa ngâu thường diễn ra ở ở khu vực nào ở khu vực nào?
A. Tây Bắc.
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Câu 6: Nhận xét nào đúng về diễn biến của bão nhiệt đới ở nước ta?
A. Nước ta ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.
B. Bão nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta quanh năm.
C. Mùa bão nước ta diễn ra chậm dần từ bắc vào nam.
D. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cảu bão là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7: Khí hậu nước ta đã không mang lại thuận lợi nào sau đây?
A. Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.
B. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.
C. Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.
D. Hiện tượng sương muối ở những vùng núi cao.
Câu 8: Phương án nào sau đây là đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
B. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.
C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
Câu 9: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhỏ, ngắn và dốc.
B. Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm.
C. Sông dài, lớn và dốc.
D. Sông dài, lớn và chảy êm đềm.
Câu 10: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chủ yếu là
A. tây bắc-đông nam và vòng cung.
B. tây bắc-đông nam và tây-đông.
C. vòng cung và tây-đông.
D. tây-đông và bắc- nam.
Ánh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta
Làm cho sự phân hóa của thiên nhiên nước ta càng thêm phức tạp.
Thiên nhiên nước ta phân hóa theo không gian và thời gian.
1. Thời gian hoạt động:
Gió mùa Đông Bắc:
- Hoạt động chủ yếu vào mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 4.
- Gió mùa Đông Bắc thường đổ xuống từ phía Bắc hoặc Đông Bắc và làm cho nhiệt độ giảm xuống, gây ra mùa đông lạnh ở nhiều khu vực ở nước ta.
Gió mùa Tây Nam:
- Hoạt động vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10.
- Gió mùa Tây Nam thường đổ vào từ phía Tây Nam hoặc Nam và mang theo lượng mưa lớn, gây ra mùa mưa và mùa gió mát mẻ ở miền Nam nước ta.
2. Hướng gió:
Gió mùa Đông Bắc:
- Thường thổi từ phía Bắc hoặc Đông Bắc xuống Nam, đưa khí lạnh từ các vùng lạnh hơn (như Trung Quốc) xuống Việt Nam.
- Gây ra mùa đông lạnh khắc nghiệt ở Bắc Bộ và miền Trung nước ta.
Gió mùa Tây Nam:
- Thường thổi từ phía Tây Nam hoặc Nam, đưa khí ấm và độ ẩm từ biển lên đất liền.
- Gây ra mùa mưa và mùa gió mát mẻ ở miền Nam nước ta, đặc biệt là trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
3. Tính chất:
Gió mùa Đông Bắc:
- Tính chất lạnh, khô, và thường không mang theo mưa.
- Gây ra mùa đông khắc nghiệt, với nhiệt độ thấp và thời tiết khô hanh.
Gió mùa Tây Nam:
- Tính chất ấm và độ ẩm, mang theo lượng mưa lớn.
- Gây ra mùa mưa, làm cho cây trồng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và nguồn nước.
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
Đặc trưng chủ yếu của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió Đông Bắc và xen kẽ là những đợt gió Đông Nam.
Trong mùa này, thời tiết - khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt:
Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất.
Đầu mùa đông là thời tiết se lạnh, khô hanh. Còn cuối mùa đông là tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình tháng, nhiều nơi xuống dưới 15 o C . Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
Ở Tây Nguyên và Nam Bộ, thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
Hoạt động của gió mùa Đông Bắc
Nguồn gồc: từ khối khí lạnh phương Bắc; thổi theo hướng đông bắc.
Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tính chất: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.
Phạm vi hoạt động: chủ yếu từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 o B ) trở ra.