K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

- Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán, phong trào cách mạng ở các nước vẫn phát triển. Công nhân nhiều nước được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, từ đó dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước. Sự phát triển đó đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.

- Trước tình hình đó 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri.

12 tháng 4 2017

Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, trong khi chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mĩ, đời sống của công nhân và nhân dân lao động càng thêm khó khăn, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động đã diễn ra trong thời gian này. Tiêu biểu như các phong trào đấu tranh của công nhân Đức, Pháp, Anh, Mĩ.
- Do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản tiên tiến, các đảng công nhân, đảng xã hội hay các nhóm có khuynh hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân được thành lập. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới tiếp nối nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.
- Ngày 14-7-1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức ở Pa-ri.

12 tháng 4 2017

Sự ra đời của những tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
Ngày 14 - 7 - 1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai

9 tháng 7 2017

* Hoàn cảnh ra đời:

   - Giữa tế kỉ XIX, đội ngũ công nhân phát triển thêm đông đảo và mức độ tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột vô sản.

   - Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng.

  - Trong thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước làm cho kết quả còn hạn chế. Tình hình đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế các nước.

   - Ngày 28 – 9 – 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân – Đôn với sự tham gia của Mác.

* Hoạt động của Quốc tế thứ nhất:

   - Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

   - Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào cuộc đấu tranh chính trị. Các tổ chức của công nhân như công đoàn ra đời, hội tương tế được thành lập ở nhiều nơi. Quốc tế có nhiều đóng góp cụ thể giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt là kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri (1871).

* Vai trò:

   - Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

   - Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.

   - Đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Quốc tế.

30 tháng 9 2018

- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.

- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Ngày 28/9/1864, Quốc tê thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

15 tháng 8 2018

Đáp án: A

29 tháng 11 2018

- Sự thành lập

Trước sự thay đổi của phong trào công nhân các nước và đòi hỏi cấp thiết về sự thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu gồm nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tê thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của C.Mác.

- Hoạt động

     + Thời gian tồn tại của Quốc tế thứ nhất từ 9/1864 đến 7/1876, Quốc thế thứ nhất là tiến hành 5 đại hội.

     + Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng; tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòingyà làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân

     + Quốc tế thứ nhất còn có nhiều đóng góp cụ thể trong phong trào công nhân, cụ thể là kêu gọi ủng hộ của những người lao động Pa-ri năm 1871.

12 tháng 4 2017

Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung tới mức độ khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức, bóc lột đối với công nhân cũng tăng thêm. Do đó. những cuộc đấu tranh mới của công dân châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.
Tình hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28 — 9— 1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đón có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.

13 tháng 4 2017

1. Hoàn cảnh ra đời

- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, , chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản,thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

- Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.

- Ngày 28 - 9 - 1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội) Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

12 tháng 4 2017

Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.

Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

16 tháng 4 2017

Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc.Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

24 tháng 4 2021

Hoàn cảnh:

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.


Ý nghĩa:

- Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh làm lung lay chế độ Nga hoàng.

- Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.


 

24 tháng 4 2021
Diễn biến:

– Trong các phong trào chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 – 1907 với sự tham gia của đông đảo công nhân, nông dân và binh lính.

– Mở đầu là ngày 9 – 1 – 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày Chủ nhật đẫm máu”. Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.

 

 Tiếp đó, tháng 5 – 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

– Tháng 6 – 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa.

– Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 – 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ.

– Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.

Kết quả, ý nghĩa:

– Cách mạng 1905 – 1907 tuy thất bại nhưng nó đã góp phần làm lung lay đến tận gốc rễ chính phủ Nga hoàng và bọn tư sản.

– Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 – 1907 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

24 tháng 1 2017

Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại mở rộng. Thương mại phát đạt đã thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.