Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.Chúc you học tốt
Cảm ơn bạn nha mặc dù mình biết bạn chép trên " Học 24.vn " ahihi !
Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra.
Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Cách ứng xử khôn khéo hòa nhã, sẽ được nhiều người yêu quý, kính nể tôn trọng. Trong công việc làm ăn kinh doanh bạn dễ dàng thiết lập được các quan hệ tốt với đối tác. Trong cuộc sống bạn dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh mình, tạo được uy tín, tiếng nói riêng. Trong học tập khi bạn biết cách cư xử, thì được bạn bè nể phục yêu mến. Giỏi mà không kiêu căng tự phụ, biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, đó mới là điều đáng trân trọng. Trong xã hội rất nhiều người thiếu may mắn hơn chúng ta, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn bần cùng phải đi ăn xin, ăn mày sống cảnh lang thang đầu đường, nhưng không ít nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ tạo cho họ những mái nhà chung, những nơi che nắng che mưa, tạo công ăn việc làm cho họ. Những người đó thật sự là những mạnh thường quân khiến người đời phải nể trọng ngưỡng mộ. Những người có nền giáo dục tốt, cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực hướng con cái tới điều hay lẽ phải. Thì những người con trong gia đình đó khi lớn lên cũng sẽ trở thành những người có cách ứng xử văn hóa, lễ nghĩa. Nhiều gia đình giàu có, cha mẹ thương yêu chiều con cái quá mức, cái gì cũng cung phụng đáp ứng yêu cầu của con cái vô điều kiện khiến cho con cái họ mắc bệnh công chúa, hoàng tử, luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, ích kỷ với những người xung quanh, không biết chia sẻ, thương yêu những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, khinh ghét người nghèo hèn, sống ỷ lại vào bố mẹ. Những cách giáo dục như vậy sẽ không cho ra đời những người con biết cách ứng xử tốt được.
Chính vì vậy, để tạo ra những mầm non tương lai tốt thì chính cha mẹ phải uốn nắn con cái mình ngay từ khi còn nhỏ, dạy trẻ biết điều hay lẽ phải, biết phân biệt đúng sai, yêu thương con người.
“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.
Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.
Cả 5 ông thầy bói đều bị mù khi mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và bắt đầu đánh giá. Ông thì sờ vòi, ông sờ chân, ông sờ đuôi, ông sờ tai, ông sờ ngà. Mỗi ông một bộ phận nên đưa ra đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Các ông đã lấy cái cụ thể để miêu tả cái tổng thể, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Những lời nhận xét của các ông thầy bói đều phiến điện và không có ai có thể đánh giá chính xác con voi có hình dáng như thế nào. Những đặc tính bên ngoài không thể nào có thể nói lên được con voi trong mắt mọi người như thế này. Như vậy, những lời đánh giá này của các ông thầy bói chỉ mang tính chất phiến diện, hoàn toàn không có căn cứ.
Và câu chuyện thêm hứng thú và đầy kịch tính khi ông thầy nào cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu thua ai. Chính vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mà các ông thầy bói đã dẫn đến sự khiếm khuyết về suy nghĩ áp đặt cho con voi của mình. Những tranh luận đó hoàn toàn sai lầm nhưng không ai nhận sai. Đó chính là sự bảo thủ. Cuộc tranh luận kết thúc bằng ẩu đá, đánh lộn lẫn nhau gây nên sứt đầu mẻ trán của 5 ông thầy bói.
Như vậy câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” với sự phán xét phiến diện, không có căn cứ của 5 ông thầy bói đã giúp cho người đọc nhận ra nhiều điều trong cuộc sống này. Khi muốn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, hay là một con người cụ thể thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để có thể không bỏ sót bất kì một khía cạnh nhỏ nào.
Học tốt !
^^
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.
Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.
Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.
Từ việc phê phán cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá sai lầm.
Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.
Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng íúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy rù no chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.
Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thi sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chẩn chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia, Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy.
Mầu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.
Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả nám thầy không ai chịu ại. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.
Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.
Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tinh huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.
Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thi không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức sai lầm mà thôi.
Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: "Thầy bói xem voi."
Học vui !
^^
- Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...
- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.
Không Tham Khảo:
Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện truyền cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam, nêu bật lòng dũng cảm và lòng vị tha của một cậu bé bảo vệ đất nước của mình chống lại quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù bản thân câu chuyện có thể không đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của giới trẻ ngày nay nhưng chúng ta có thể rút ra những hiểu biết sâu sắc có giá trị từ nó.
Trong nhiều nền văn hóa, bao gồm cả văn hóa Việt Nam, có sự nhấn mạnh vào việc chuyển giao các giá trị và trách nhiệm giữa các thế hệ. Câu chuyện Thánh Gióng nhấn mạnh ý tưởng rằng mỗi cá nhân, bất kể tuổi tác, đều có tiềm năng đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển của đất nước. Nó như một lời nhắc nhở rằng giới trẻ ngày nay nắm giữ quyền lực to lớn và có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai.
Xét đến thế giới đang thay đổi nhanh chóng mà chúng ta đang sống, giới trẻ ngày nay phải đối mặt với những thách thức và cơ hội đặc biệt. Họ có những quan điểm mới mẻ, sự thông thạo về công nghệ và sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đương đại. Với những lợi thế này, thanh niên có khả năng thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tạo ra tác động lâu dài cho đất nước họ và thế giới.
Trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình rất nhiều mặt. Thứ nhất, họ có thể tích cực tham gia vào đời sống công dân bằng cách tham gia vào các quá trình dân chủ, chẳng hạn như bỏ phiếu và vận động cho những mục đích mà họ tin tưởng. Họ cũng có thể đấu tranh cho công bằng xã hội, bình đẳng và bền vững môi trường, nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, nghèo đói và bất bình đẳng.
Hơn nữa, thanh niên ngày nay có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước bằng cách tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục và đào tạo. Bằng cách theo đuổi giáo dục đại học hoặc đào tạo nghề, họ có thể phát triển kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và tinh thần kinh doanh. Được trang bị những kỹ năng này, họ có thể thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Sự hợp tác và gắn kết cộng đồng cũng rất cần thiết để thanh niên thực hiện trách nhiệm với đất nước của mình. Bằng cách làm việc cùng với nhiều nhóm người khác nhau, họ có thể xây dựng những cầu nối, thúc đẩy sự hiểu biết và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Họ có thể khởi xướng và tham gia vào các dự án cộng đồng, công việc tình nguyện và doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết nhu cầu địa phương và nâng đỡ các cộng đồng bị thiệt thòi.
Điều quan trọng là trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Trong một thế giới kết nối, những thách thức toàn cầu đòi hỏi những giải pháp toàn cầu. Thanh niên có thể đóng góp vào hợp tác quốc tế, trao đổi văn hóa và ngoại giao, thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.
Mặc dù truyền thuyết về Thánh Gióng có thể bắt nguồn từ một thời điểm và bối cảnh khác, nhưng thông điệp cơ bản của nó về lòng dũng cảm, sự hy sinh và lòng tận tụy với đất nước lại cộng hưởng với trách nhiệm mà giới trẻ ngày nay phải gánh chịu. Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này và tích cực tham gia vào cộng đồng của họ và thế giới nói chung, những người trẻ tuổi có thể đóng góp vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước và nhân loại nói chung.
(mỏi tay, mik viết từ khi bn ms đăng câu nàyy :]])
a) Lần đầu chợt thức giấc, anh chiến sĩ ngạc nhiên, xúc động khi thấy trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa sưởi ấm cho chiến sĩ. Niềm xúc động dâng cao khi anh chứng kiến Bác Hồ nhẹ nhàng dém chăn cho từng người. Lòng yêu thương hoà lẫn với niềm tôn kính, anh cảm nhận được sự lớn lao mà gần gũi của vị lãnh tụ tối cao. Rồi anh tha thiết mời Bác đi nghỉ. Anh nằm ngủ không yên vì nỗi lo cứ bề bộn trong lòng về sức khoẻ của Bác.
b)Lần thứ ba thúc dậy, trời đã sắp sáng, anh chiến sĩ thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Sự lo lắng đã chuyển thành sự hốt hoảng. Nếu ở lần đầu, anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ Bác thì lần này, anh nài nỉ mời Bác đi nghỉ. Anh mong sao Bác chợp mắt được một chút để giữ gìn sức khoẻ . Tình thương yêu Bác dâng lên đến điểm đỉnh trong anh thì cũng là lúc anh thấu hiểu được tấm lòng cao đẹp của Bác. Bác không ngủ vì Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng... Điều ấy đã giúp anh đội viên hiểu rõ tấm lòng nhân ái mênh mông của lãnh tụ đối với nhân dân.
c) Tâm hồn của bác : cao cả , cao đẹp , có sự đồng cảm , thương xót cho nhân dân đồng bào đang khổ cực .Đồng thời cũng thể hiện được Bác là người chu toàn trong việc nước :không ngủ vì lo việc nước , không ngủ vì thương đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng . Như vậy , tâm hồn Bác , con người của Bác thật cao đẹp , Bác hi sinh cho tổ quốc , cho nhân dân hết mình .Bác như một người cha già kính yêu của dân tộc truyền hơi ấm cho toàn nhân dân.
Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.
Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.
Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.
Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm.. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dái suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...
Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.
Tham khảo!
MB: gt VĐNL: tác hại của sự giận dữ -> giới thiệu câu chuyện “ những vết đinh”
TB: tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
- rút ra bài học từ câu chuyện: sự giận dữ giống như những vết đinh đâm sâu vào hàng rào, dù sau này ta có tháo gỡ những vết đinh đó thì dấu tích của chúng để lại vẫn k thể xoá nhoà đi đk =>>Những tổn thương mà ta mang lại cho ng khác, dù có khắc phục, sửa chữa cũng k thể xoá đi hết đk những khó chịu mà ng ta đã phải trải qua
Bàn luận: trong cs, đã k ít lần con ng nóng nảy, giận dữ và trút hết sự bực tức của mk lên đầu ng khác
- một hđ vô tình hay cố ý của mk lúc đấy dù gì cũng làm tổn thương đến ng khác, gây cho hơn những nỗi đau mà một lời xin lỗi khó có thể chữa lành
-Cách khắc phục: con ng cần kiềm chế sự tức giận của bản thân, cần suy nghĩ thật bình tĩnh trc khi hành động một vc j đấy
+khi đã chót nổi nóng vs một ai đó thì đến khi hình tĩnh lại hãy suy xét về vc mk đã lm, nếu thấy bản thân sai cần tìm cách xin lỗi để ng ta nguôi ngoai
=>> sự nổi nóng, tức giận là vô cùng nguy hại, nó gây mất đoàn kết,làm chia rẽ mqh với mọi ng xung quanh.Vì thế con ng cần học cách kìm chế bản thân để không gây tổn thương cho ng khác
KB: kđ giá trị và bài học mà câu chuyện mang lại
-khuyên mọi ng cần bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh để k mất hoà khí với những ng xung quanh
NGUYỄN ĐỨC CẢNH - Một tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Cập nhật lúc 14:25, Chủ Nhật, 29/07/2012 (GMT+7)
80 năm kể từ ngày người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi - một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta đi xa, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh vẫn mãi là tấm gương sáng và cao đẹp về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về phẩm chất đạo đức trong sáng, cao cả của người cộng sản chân chính. Đồng chí đã trọn đời cống hiến, chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2-2-1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1923, khi tròn 15 tuổi, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh học tại Trường Thành Chung Nam Định. Ông đã kết thân với nhiều bạn học có lòng yêu nước, trong đó có Đặng Xuân Khu – tức Tổng Bí thư Trường Chinh. Rời Trường Thành Chung lên Hà Nội làm công nhân nhà in Mạc Đình Tư, ông được bạn bè yêu mến, giúp đỡ và gia nhập đội ngũ công nhân. Từ đây ông bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu về giai cấp công nhân, về những nỗi bất công thống khổ mà họ phải gánh chịu. Tháng 6-1927, Tỉnh bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Hà Nội được thành lập. Nguyễn Đức Cảnh được cử sang Quảng Châu dự lớp chính trị của Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lên lớp. Qua học tập, càng hiểu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, càng hun đúc thêm lòng yêu nước, chí khí đấu tranh, tinh thần cách mạng cao cả của người thanh niên vừa chớm tuổi 20 này.
Tháng 2-1928, khi vừa tròn 20 tuổi, Nguyễn Đức Cảnh được Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội cử làm Bí thư Tỉnh bộ Thanh niên Cách mạng Hải Phòng, sau đó được đề bạt làm Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ và được cử làm Bí thư Khu bộ Hải Phòng. Với trọng trách trên, ông đã đem hết sức mình vào việc huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin, phương pháp tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng. Cuối năm 1928, phong trào đấu tranh cách mạng đã khá mạnh ở Bắc Kỳ, ông đã viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề “Tổ chức công hội” nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tài liệu đã được tổ chức bí mật in ấn lưu hành trong công nhân. Bước sang năm 1929, phong trào công nhân phát triển hết sức mạnh mẽ, phong trào của nông dân, tiểu tư sản cũng rất sôi nổi. Trước phong trào đấu tranh của quần chúng lao động đang cuồn cuộn trào dâng khắp cả nước, đã đến lúc phải có một đảng thật sự của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Đảng Cộng sản, để tiếp tục đưa cách mạng Việt Nam tiến lên. Cuối tháng 3-1929, những người tích cực trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Bắc Kỳ đã họp ở số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội để thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những thành viên tiêu biểu đó. Ngày 29-3-1929, tại Đại hội Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, sau khi tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản, Đại hội đề nghị đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách việc dự thảo Tuyên ngôn, Điều lệ chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. Tuy nhiên, do nội bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội có một số không nhất trí với dự định trên nên ngày 17-6-1929, hơn 20 đại biểu các tổ chức cộng sản mới tổ chức ở các tỉnh Bắc Kỳ đã họp ở số nhà 312 phố Khâm Thiên, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cũng là một thành viên tích cực nhất. Sau khi tham gia hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 28-7-1929, Nguyễn Đức Cảnh đã chủ trì Hội nghị thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ. Hội nghị đã nhất trí thông qua chương trình, điều lệ, phương hướng hoạt động và bầu ra Ban Chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 3-2 đến 7-2-1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hải Phòng. Ông đã kiện toàn 14 chi bộ với 100 đảng viên, phát triển các tổ chức Công hội Đỏ, Nông hội Đỏ, Thanh niên đoàn, Phụ nữ giải phóng và mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, tổ chức ấn hành tờ “Sao đỏ” - cơ quan của Tỉnh Đảng bộ, tờ “Tia lửa” - cơ quan của Tỉnh Đoàn thanh niên. Tháng 4-1930, ông đã tổ chức đón, bảo đảm an toàn cho Tổng Bí thư Trần Phú về khảo sát phong trào công nhân Hải Phòng đồng thời đóng góp ý kiến thực tiễn giúp đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương Chính trị của Đảng năm 1930. Cuối tháng 10-1930, Nguyễn Đức Cảnh được Trung ương Đảng điều động vào tham gia ủy viên xứ ủy Trung kỳ để tăng cường lãnh đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tháng 5-1930, đồng chí được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ. Tháng 10-1930, trước yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Đức Cảnh được Trung ương Đảng điều động vào tham gia Xứ ủy Trung Kỳ. Ngày 9-4-1931, sau cuộc họp quan trọng của Xứ ủy Trung kỳ tại thành phố Vinh về, ông đã bị địch bắt tại làng Yên Dũng Hạ.
Cuối tháng 4-1931 bọn địch đã giải Nguyễn Đức Cảnh ra Hỏa Lò - Hà Nội, dùng mọi cách tra tấn dã man nhưng trước chí khí kiên cường của người cộng sản, bọn địch không lấy được một lời khai nào. Ngày 17-11-1931, ông bị Tòa án đại hình của địch kết án tử hình. Khi tuyên án, Chánh án phiên tòa Busê hỏi ông có xin Tổng thống Pháp ân xá không, Nguyễn Đức Cảnh đã trả lời: “Đánh đuổi quân cướp nước giành độc lập cho Tổ quốc, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam đâu phải có tội, đã không có tội, ta cần gì ân xá”. Những ngày cuối cùng trong xà lim án chém, ông đã viết tài liệu “Công nhân vận động” cùng nhiều tài liệu quan trọng khác. Đây là những đóng góp to lớn của Nguyễn Đức Cảnh vào kho tàng lý luận cách mạng của Đảng ta, góp phần lãnh đạo sự nghiệp cách mạng từng bước thắng lợi. Chiều ngày 30-7-1932, thực dân Pháp chuyển Nguyễn Đức Cảnh xuống Hải Phòng. Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 31-7-1932, chúng đã xử chém Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà lao sông Lấp, Hải Phòng (lúc đó ông mới 24 tuổi). Trước lúc đi xa, ông đã thổ lộ nỗi lòng mình để gửi về mẹ và quê hương qua bài thơ “Tạ từ ngôn” với những vần thơ đầy trăn trở : “…Một mình trằn trọc canh trường/ Nát lòng muôn việc giữa đường chưa xong/ Ngổn ngang trăm mối bên lòng/ Xông pha giông tố chi mong độ về/ Hồn còn mang nặng lời thề/ Nát thân chưa dễ đền nghì trời mây/ Tạ từ vĩnh quyết từ nay/Cúi xin từ mẫu chóng khuây nỗi buồn”.
80 năm kể từ ngày người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi - một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta đi xa, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh vẫn mãi là tấm gương sáng và cao đẹp về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về phẩm chất đạo đức trong sáng, cao cả của người cộng sản chân chính. Đồng chí đã trọn đời cống hiến, chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Thương tiếc, cảm phục và biết ơn người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì nghĩa lớn, ông Đặng Xuân Thiều đã có bài thơ “Khóc đồng chí Nguyễn Đức Cảnh” với những lời thơ còn đi mãi với thời gian: “Bóng dương qua lại tần ngần/ Xuân thu rầu rĩ thay làn cỏ xanh/ Đâu nắm đất vô danh tử sĩ/ Giọt mưa rơi rủ rỉ lá vàng/ “Đảng viên cộng sản Đông Dương/ Bỏ mình vì nghĩa giữa đường hôm qua”/ Sông núi hỡi vòng hoa thiên cổ/ Phủ cho người nấm mộ thời gian/ Nổi lên táp biển mưa ngàn/ Sóng gào gió thét xua tan thảm sầu”. Và sau này, cố nhạc sĩ Trần Hoàn cũng có ca khúc “Kể chuyện người cộng sản” viết về ông, với những giai điệu, lời ca sống cùng năm tháng :“…Người đồng chí hy sinh cả đời mình/ Từ trong lớp thợ thuyền đi theo Đảng, theo dân/…/ Đêm đêm lần đi về trong lòng người gieo hạt giống/ Ngùn ngụt cháy trong tim của người dân từ lâu oán thù chồng chất ngọn lửa hờn uất/ Cùng toàn dân đinh ninh một lời thề/ Vùng lên để diệt thù anh dẫn đầu tiên phong/ Giành cuộc sống trong tay lũ bạo cường về với lớp thợ thuyền, với dân cày bốn phương...”.