K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2019

Cách tiến hành:

  • Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.
  • Lấy chừng ấy thuốc tím bỏ vào cốc nước (2). Lần này cho từ từ, rơi từng mảnh. Để cốc nước (2) lặng yên, không khuấy hay động vào.

Hiện tượng – giải thích:

  • Cốc (1): Thuốc tím tan ra , dung dịch chuyển thành màu tím.
  • Cốc (2): Thuốc tím tự khếch tán từ từ trong dung dịch, dung dịch chuyển từ từ thành màu tím.
  • Màu của cốc (2) gần như màu của cốc 1 do thuốc tím có khả năng khuếch tán trong dung dịch.
3 tháng 1 2019

+ Cốc 1: toàn bộ dd nhuộm màu tím do tinh thể thuốc tím chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng

+ Cốc 2: những chỗ thuốc tím rơi xuống tạo thành các vết màu tím, sao đó các vết màu tím sẽ loang dần ra xung quanh do ở trạng thái lỏng các phân tử chuyển động trượt lên nhauà khi khuấy làm cho chúng tan à màu tím của thuốc tím lan toả rộng ra.

6 tháng 11 2016

TN1 : cách tiến hành : cho vào 2 cốc lượng nước giống nhau , 1g thuốc tím được chia thành 2 phần , bỏ 1 phần vào cốc 1 rồi khuấy đều , bỏ phần còn lại vào cốc 2 lắc nhẹ .

hiện tượng xảy ra : cả 2 cốc nước đều chuyển sang màu tím

giải thích hiện tượng : do phân tử KMnO4 lan tỏa trong nước làm cốc nước chuyển sang màu tím

TN2 : cách tiến hành : nhúng giấy quỳ tím vào nước ta thấy giấy quỳ vẫn giữ nguyên màu tím . cho giấy quỳ vào đáy ống nghiệm rồi dùng bông tẩm amoniac đặt ở miệng ống nghiệm rồi để 3→5'

hiện tượng xảy ra : giấy quỳ dần chuyển sang màu xanh

giải thích hiện tượng : do các phân tử amooniac có sự khuếch tán

9 tháng 11 2021

câu 1 thuốc tim+ nước trong óng nghiệm tan ra và tạo thành dung dịch màu tím là hiện tượng vật lý vì vẫn là dung dịch nước tím mà không thay đôi chất

9 tháng 11 2021

b,

Ở ống nghiệm 2 là PƯHH vì sau phản ứng tạo ra chất mới

 

3 tháng 1 2019

Cách tiến hành:

  • Thử trước để thấy amoni làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu xanh.
  • Bỏ một mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm.
  • Lấy nút có dính bông được tẩm dung dịch amoniac (từ dung dịch này, khí amoniac sẽ bay ra), đậy ống nghiệm.

Hiện tượng – giải thích:

  • Ta thấy quỳ tím ẩm trong ống nghiệm dần dần chuyền sang màu xanh do hơi NH3 từ trong bông đậy ống nghiệm bay ra.
3 tháng 1 2019

Giấy quì chuyển sang màu xanh àAmoniac đã lan tỏa trong không khí, tan trong nước

Amoniac đã lan toả từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm g Làm giấy quì hóa xanh

24 tháng 9 2017

thí nghiệm 1

Sự lan tỏa của amoni

-dung dịch amoni ở ở bông sẽ chuyển sang trạg thái khí nên sẽ lan tỏa khắp ổng nghiệm -> giấy quỳ sẽ đổi sang màu xanh

thí nghiệm 2
sự lan tỏa của KMnO4 trong nước
-cốc 1 : do có tác động lực của con người (khuấy ) nên thuốc tìm lan tỏa đều
-cốc 2 : khi KMnO4 cho vào nước lúc đó KMnO4 ở trạng thái lỏng (ở trạng thái lỏng các phân tử trượt lên nhau )[/B]

13 tháng 12 2018

Thí nghiệm 1

- Có bọt khí thoát ra từ mặt viên kẽm, mảnh kẽm tan dần.

- Đốt khí thoát ra từ đầu ống thí nghiệm, khí cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ (khí H2)

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

2H2 + O2 → 2H2O.

Thí nghiệm 2

- Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ.

- Đưa lọ đựng khí hiđro lại gần ngọn lửa đèn cồn: nếu hiđro tinh khiết chỉ nghe tiếng nổ nhỏ.

Thí nghiệm 3

- CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ (đồng kim loại) đồng thời có hơi nước thoát ra.

- Phương trình hóa học:

CuO + H2 → Cu + H2O.

25 tháng 12 2023

Hiện tượng: sủi bọt khí 

\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)

15 tháng 4 2021

Que đóm đỏ sẽ bùng cháy do có oxit tạo ra từ nung nóng thuốc tím 

Pthh 2KMnO4 -to->  K2MnO4+ MnO2 + O2

13 tháng 1 2017

Kết quả của thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.

1) Hiện tượng: Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

2) Viết phương trình hóa học:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

3) Giải thích:

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

Chất rắn màu đen là MnO2

Kết quả của thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

1) Hiện tượng:

- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

2) Phương trình hóa học:

S + O2 → SO2.

3) Giải thích: Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

4) Kết luận: Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.