Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
* Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế- xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
Tham khảo!
Tình hình phát triển ngành công nghiệp Trung Quốc
- Nền công nghiệp Trung Quốc có quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đóng góp 37,8% vào GDP cả nước.
Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- Công nghiệp luyện kim: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Lan Châu, Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quý Dương, Côn Minh, U-rum-si.
- Công nghiệp điện tử - tin học: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Thẩm Dương, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Bắc.
- Nhà máy thủy điện: phân bố chủ yếu trên sông Trường Giang.
- Nhà máy nhiệt điện: phân bố chủ yếu ở Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
- Công nghiệp của Trung Quốc đang chuyển GDP dịch theo hướng hiện đại hoá: gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.
- Các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim, điện tử - tin học....
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải. Các trung tâm công nghiệp lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,...
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Ở Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020).
- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Nền nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.
- Ngành trồng trọt: có vị trí quan trọng, chiếm hơn 63% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (năm 2020). Các cây trồng chính của Nhật Bản là lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả.
- Ngành chăn nuôi: được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bò sữa, bò thịt,...
- Ngành thủy sản:
+ Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, mực,...
+ Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,...
- Ngành lâm nghiệp: là ngành được chú trọng phát triển.
+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu ha (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. Trong đó, rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.
Yêu cầu số 2: Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Lúa gạo được trồng nhiều trên đảo hôn su
- Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô cai đô
- Khu vực phía nam trồng nhiều các loại cây như lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả…
- Khu vực ven biển phát triển ngành thuỷ sản
Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:
- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.
+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.
- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...
- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.
- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.
Đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc:
- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.
- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.
- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.
- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.
Tham khảo:
- Các trung tâm công nghiệp
+ Trung tâm công nghiệp Bắc Kinh, có các ngành: sản xuất ô tô, cơ khí, dệt - may, hóa chất, điện tử - tin học, nhiệt điện.
+ Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, có các ngành: hóa chất, điện tử - tin học, đóng tàu, luyện kim đen, luyện kim màu, thực phẩm, chế tạo máy bay.
+ Trung tâm công nghiệp Lan Châu, có các ngành: hóa chất, cơ khí, dệt - may, luyện kim màu, khai thác đồng, khai thác than đá.
- Tình hình phát triển chung:
+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8% GDP (2020).
+ Có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.
+ Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.
- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nổi bật:
+ Công nghiệp khai thác than:
▪ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.
▪ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).
+ Công nghiệp sản xuất điện:
▪ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.
▪ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020).
▪ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).
+ Công nghiệp luyện kim:
▪ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.
▪ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...
+ Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:
▪ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
▪ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.
+ Công nghiệp chế tạo:
▪ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.
▪ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...
- Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ. (0,5 điểm)
- TQ thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới. (0,25 điểm)
- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất. (0,25 điểm)
- Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao. (0,25 điểm)
- Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. (0,25 điểm)
- Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông. (0,25 điểm)
- Công nghiệp hóa nông thôn. (0,25 điểm)
Tham khảo!
Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở cộng hòa Nam Phi
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hòa Nam Phi chỉ chiếm 2,4% tỉ trọng GDP (năm 2021) nhưng là ngành có những thế mạnh để phát triển hơn so với các quốc gia khác ở châu Phi nhờ vào những đặc trưng về đất đai và khí hậu.
+ Ngành trồng trọt: diện tích đất có thể trồng trọt ở Cộng hòa Nam Phi hạn chế, chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa mì và ngô. Cây công nghiệp quan trọng là bông, lạc, thuốc lá,... Phía nam lãnh thổ phát triển các loại cây ăn quả cận nhiệt như cam, nho,... và trồng mía để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.
+ Ngành chăn nuôi: chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đồng cỏ rộng lớn ở các cao nguyên trong nội địa và các sườn núi phía nam tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, song cũng gây khó khăn do hạn hán thường xuyên Các vật nuôi quan trọng là bò, cừu, dê,...
+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển.
- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi có nhiều hình thức canh tác nông nghiệp, trong đó phổ biến nhất là trang trại và nông hộ.
- Mặc dù nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi có những thế mạnh nhất định nhưng quốc gia này vẫn phải nhập khẩu lương thực.
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản
- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.
+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp
- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…
Tham khảo
* công nghiệp
Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
* Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế- xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.