Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa. Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.
Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn. Và Tế Hanh thật tài tình!
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ mở ra trước mắt ta hình ảnh ra khơi đánh cá của ngư dân trong buổm bình minh. Thời gian ra khơi được thể hiện qua từ "sớm mai hồng". Trong không khí ra khơi ấy có cả nắng ấm, có cả sự ưu ái của thiên nhiên: trời trong, gió nhẹ. Hình ảnh liệt kê giúp ta hiểu hơn về tín hiệu, về công việc lao đông của người dân chài. Công việc ấy gắn liền với tự nhiên, với đất trời bao la. Người ngư dân hiện lên trong câu thơ của Tế Hanh là những trai tráng. Dẫu khó nhọc, vất vả nhưng họ vẫn vươn mình và đáng khâm phục vô cùng! Họ là những người lao động làm chủ biển khơi và mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Sức mạnh của họ làm con thuyền sống dậy và được khắc họa chân thực, sống động qua so sánh "như con tuấn mã". Con tuấn mã ấy vượt muôn trùng đại dương, mang đến hạnh phúc. Động từ mạnh "phăng, vượt, giương, rướn" cũng thể hiện được khí thế, sức mạnh của người dân chài làm chủ biển khơi. Tế Hanh khắc họa cánh buồm no gió trong so sánh "như mảnh hồn làng" và đó đồng thời cũng là một ẩn dụ gợi hình. Nó thổi bay lên những mơ ước, những khát khao của con người. Chính cánh buồm no gió đã làm sống lên sức mạnh, làm cháy niềm tin của ngư dân biển khơi.
Tế Hanh là cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã vẽ lên một bức tranh sống động, chân thực về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc bình minh. Điều này được thể hiện rõ nét qua những câu thơ "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển, cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.
"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ hay sao . Ôi những câu thơ thật tuyệt vời làm sao , thật hay làm sao ? . Có lẽ những câu thơ ấy đã chạm đến tận cùng những cảm xúc của tác giả. Những hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển, cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.
Gợi ý cho em các ý:
Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Quê hương em là một vùng quê yên bình ở đồng bằng Bắc Bộ với những cánh đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò bay...)
Thân bài:
Giới thiệu khái quát về quê hương em:
+ Quê em gồm có những cảnh đẹp nào?
+ Khí hậu?
+ Đặc trưng, đặc sản ở quê em?
+ Con người ở quê hương em như thế nào?
- Cảm nhận của em về quê hương em:
Ví dụ: Em cảm thấy tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất bình yên này...
Kết bài.
Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.
Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.
Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.
Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió
Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn. Và Tế Hanh thật tài tình!