Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những biểu hiện suy giảm: suy giảm về số lượng loài, các hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
Biện pháp bảo vệ:
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chúng.
+ Quy định trong việc khai thác để sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
a) Suy thoái tài nguyên đất
- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2015).
- diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. hiện có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiến 28% diện tích đất đai).
b) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.
- Đối với vùng đồng bằng:
+ Cần phải có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
- Hiện nay, một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng lãng phí.
-Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu,... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.
- Quản lý và giám sát chặt chẽ
- Bảo vệ môi trường
- Khuyến khích nghiên cứu và phát triển
- Đề xuất các kế hoạch quy hoạch
- Đào tạo và tạo việc làm
- Khuyến khích sử dụng bền vững
-Hợp tác quốc tế:
Cần phải bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta vì:
Rừng có vai trò to lớn về mặt kinh tế, sinh thái.
rừng nguyên sinh ở Việt Nam hiện còn rất ít, phổ biến là kiểu rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảng cỏ khô cằn. Có tới mười triệu ha đất trống đồi trọc di bị mất rừng.
Tỉ lệ che phủ rừng rất thất, hiện nay chỉ đạt 35 – 38% diện tích đất tự nhiên.
Chất lượng rừng giảm sút. Những loài cây to, gỗ tốt như: đinh, lim, sến, táu, lát hoa, sao, trắc, mun, gụ, giáng hương,…đã cạn kiệt.
Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
Phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 – 80%.
Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.