Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vị trí: Nằm ở phần thứ 2 của tác phẩm " Truyện Kiều " là " Gia biến và lưu lạc "
- Thể thơ: Lục bát ( mik k nhớ câu này lắm )
- Nội dung: Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
- Bố cục: 3 phần
+ 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều
+ 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều
+ 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió
Vị trí là ơi phần gia biến và lưu lạc
sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh kiều uất ức định tự vẫn Tú bà vờ hứa hẹn đợi kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đưa kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích đợi thực hiện âm mưu mới
Bố cục là chia làm 3 phần
phần 1: khung cảnh trước lầu ngưng Bích
Phần 2: nỗi nhớ của Thuý kiều
Phần 3: tâm trạng của Thuý kiều qua cách nhìn cảnh vật
1) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích được trích từ phần 2: Gia biến và lưu lạc của tác phẩm "Truyện Kiều"
2) Thể thơ của đoạn trích là thể thơ lục bát
3) Nội dung của đoạn trích: Đoạn trích đã cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ cxhung, hiếu thảo của Kiều
4) Bố cục của đoạn trích: Đoạn trích gồm 3 phần
- Phần 1: (6 câu đầu) Khung cảnh quanh lầu Ngưng Bích
- Phần 2: (8 câu tiếp) Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ
- Phần 3: (8 câu cuối) Tâm trạng buồn lo của Kiều
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em qua 4 khổ thơ cuối của đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích
Tham khảo!
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Thảm cỏ, biển cả với màu xanh vô vọng thật buồn và ảm đạm. Liệu có phải cánh cửa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng của số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ của Kiều.
Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sâu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rối bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.
Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua đó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
Em tham khảo nhé:
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh tâm trạng của Thúy kiều ở lầu Ngưng Bích, đây là một trong những đoạn văn miêu trả tâm trạng thành công nhất của nhân vật Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Đoạn trích có nhịp điệu nhẹ nhàng, miên man mang nỗi buồn phảng phất từ lòng người lan truyền thấm vào cảnh vật, rồi từ cảnh vật rồi xoáy vào lòng người. Hầu như không dòng nào, câu nào, hình ảnh âm thanh nào trong đoạn trích không ít nhiều thể hiện tâm trạng nhân vật. Tâm trạng bẽ bàng, buồn nhớ, lo lắng… khi Kiều một mình trước lầu Ngưng Bích.
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Bốn câu thơ trên là bức tranh thiên nhiên quanh lầu và cũng là bức tranh tâm trạng. Hoàn cảnh của kiều lúc này rất bung lung, bi thảm. Kiều được Tú bà cho ra ở lầu ngư bích nhưng thực chất là giam lỏng nàng.
Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Từ trên lầu cao Kiều ngóng vọng ra 4 phía bát ngát, dãy núi mờ xa những cồn cát vàng, trải dài chỉ có mảnh trăng gần ở chung. Những hình ảnh non xa, mà cũng có thể hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, hoang vắng, rộn ngợp không gian. Qua đó làm nổi bật hoàn cảnh tâm trạng bẽ bàng rộn nghợp của Kiều.
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Sớm sớm nhìn mây, đêm đêm đối diện với ngọn đèn cảnh người cùng thao thức sẻ chia biết nói cùng ai một mình với vầng trăng, người bạn gần gũi thân thiết nhất, vầng trăng sáng đã gợi Kiều nhớ về quá khứ:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trong mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Bơ vơ nơi góc bể chân trời vầng trăng, không chỉ là bạn mà còn là nguyên cớ gợi Kiều nhớ về Kim Trọng. Kiều xót xa, hình dung Kim Trọng vẫn chưa biết tin nàng đã bán mình mà vẫn ngày đêm mong ngóng tin tức chờ đợi mỏi mòn, Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, xót xa tự dằn vặt. "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" – nàng cho rằng mình bạc tình với Kim Trọng bội ước lời thề non hẹn biển, không giữ được lòng thủy chung. Bao nỗi dằn vặt, vò xé biết khi nào, bao giờ mới nguôi ngoai, xóa mờ.
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ, nhớ tới thân Kiều và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà không tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom. Thành ngữ "Quạt nồng ấp lạnh", điển cố sân lai, gốc tử đều nói lên tâm trạng thương nhớ, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê hương tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ mỗi ngày thêm già yếu. Cụm từ "cách mây nắng mưa" vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, nắng mưa đối với cảnh vật và con người nỗi day dứt không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già sức yếu thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng. Vậy trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân mà nghĩ về người khác. Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người đáng kính trọng. Đoạn trích còn thể hiện nét đặc sắc độc đáo của nhà thơ khi thể hiện một cách khách quan:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thiên nhiên biểu đạt nội tâm nhân vật, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Mỗi điệp ngữ “buồn trông“ lại diễn tả một khung cảnh, một nỗi buồn cảnh ngộ khác nhau. Nỗi buồn cứ chồng chất như sóng xô dập ngập lòng Kiều.
“Buồn trông cửa biển lúc chiều buông/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” - phải chăng đó là hình bóng con người đơn độc lênh đênh vô định trên dòng đời. Nàng thấy sợ hãi và càng nhớ về quê hương mái ấm gia đình da diết.
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu “
Đây là câu thơ thể hiện đời Thúy Kiều, thân phận nàng chẳng khác nào cánh hoa dạt trôi, mưa dập gió vùi biết đi đâu về đâu trôi dạt nơi nào?
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Buồn cho ngọn cỏ mà nghĩ tới thân phận cỏ cây hoa hèn, chân mây mặt đất, góc bể chân trời đâu chốn lương thân, tâm trạng này khiến Kiều càng bi thương vô bờ.
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Sóng gió ầm ầm, ào ạt quanh ghế ngồi, cảm giác như tai họa đang ập đến bên cô. Mỗi câu mỗi vẻ, cảnh vật tâm trạng nỗi buồn ngày một lớn, mỗi lúc càng thêm chồng chất. Tất cả dồn tụ thành cao trào hòa cùng tiếng sóng đang xô đẩy dồn dập vào cuộc sống Kiều.
Tham khảo :
Tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng bích" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã dựng lên bốn bức tranh phong cảnh qua con mắt Thúy Kiều,qua đó thể hiện tâm trạng buồn lo và số phận bất hạnh cuă nàng. Mỗi bức trang đều được bắt đầu bằng hai tiếng "buồn trông" thể hiện nỗi buồn miên man, sâu sắc của Kiều, dưòng như ở đây không có con người mà chỉ có cái nhin của nhân vật hay đúng hơn, chỉ có tâm trạng. Hình ảnh"cánh buồm xa xa" trơ trọi nơi "cửa bể chiều hôm" thể hiện nỗi nhớ mong quê hương da diết và cảnh đời lưu lạc của Kiều. Cánh "hoa trôi man mác" giữa "ngọn nước mới sa" phải chăng chính là tâm trạng bi thương, số phận lênh đênh, vô định của nàng? Và Kiều ngày càng chìm sâu vào những buồn lo khiến cảnh vật xung quanh nàng thêm thấm đẫm nỗi sầu đau tê tái. "Nội cỏ rầu rầu "giữa" chân mây mặt đất một màu xanh xanh" kia hay chính là tâm trạng đau đớn của nàng trước tương lai mờ mịt, tăm tối? Ngoài biển cả, âm thanh dữ dội "ầm ầm tiếng sóng" như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe dọa đang bủa vây cuộc đời nàng,thiên nhiên dữ dội cũng là lời dự báo trước một thảm họa sắp xảy ra với Kiều, sẵn sàng vùi dập cuộc đời nàng!Tám câu thơ cuối bài là một bức tranh miêu tả thiên nhiên nhưng ta vẫn thấy bên trong thấm đẫm tâm trạng nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình dặc sắc của Nguyễn Du là ở đó. Thơ của ông luôn lấy những cảnh vật hết sức chân thực, hết sức đời thường và những âm thanh vô cùng sinh động cuă thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. Đối với tám câu thơ cuối thì những hình ảnh, âm thanh đó là:cửa biển, cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ, tiếng sóng ầm ầm,...tất cả đều được miêu tả bằng bút pháp khắc họa khái quát, bằng hình tượng và ngôn ngữ ước lệ, công thức. Tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn thơ hay, đặc sắc trong Truyện Kiều, những câu thơ vừa có nhạc, có họa ấy đã tạo nên giai điệu sâu lắng lòng người, và trong nó không chỉ có cảnh thiên nhiên, tâm trạng của nhân vậtmà còn có cả tấm lòng nhà thơ, Nguyễn Du đã dành sự đồng cảm, buồn thương, chua xót cho kiếp người "hồng nhan bạc mệnh".
Đoạn văn 1
Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển (theo Lê Văn Hòe), ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiểu ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh nàng tưởng tượng về số phận mình. Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây, mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng không có chân trời. Nàng lại “trông gió cuốn mặt duềnh”. “Duềnh” là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vụng (theo Thạch Giang). "Gió cuốn mặt duềnh" làm cho sóng vỗ dào dạt, ầm ầm... Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe được "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này. Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.
Đoạn văn 2
Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển (theo Lê Văn Hòe), ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiểu ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh nàng tưởng tượng về số phận mình. Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây, mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng không có chân trời. Nàng lại “trông gió cuốn mặt duềnh”. “Duềnh” là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vụng (theo Thạch Giang). "Gió cuốn mặt duềnh" làm cho sóng vỗ dào dạt, ầm ầm... Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe được "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này. Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.
Bố cục:
- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều
- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió