K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2021

Tham khảo!

Cuộc đời không phải là con đường trải đầy hoa hồng, trên đường đời, trở ngại là tất yếu. Điều quan trọng là, qua mỗi trở ngại, con người rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm, có thêm sức mạnh để tiếp tục vững bước. Những trở ngại trong cuộc sống có vai trò quan trọng đối với sự trưởng thành của con người.Trở ngại là những khó khăn, thử thách mà chúng ta gặp phải trên đường đời. Những trở ngại của cuộc đời có biểu hiện rất đa dạng: một lần thi rớt, một ước mơ không thành, một niềm tin tan vỡ… Trưởng thành là sự phát triển của con người, không chỉ về thể chất mà còn về nhân cách, tâm hồn. Trong cuộc sống, những trở ngại cho con người bài học để học trưởng thành hơn.Vì sao những trở ngại trong cuộc sống lại khiến con người trưởng thành? Bởi vì trở ngại là một phần tất yếu của cuộc sống, buộc con người phải đối mặt và vượt qua. Ông bà ta có câu: “thất bại là mẹ thành công”. Trong trở ngại, chông gai, con người rèn luyện cho mình ý chí sắt đá, trau dồi thêm kinh nghiệm sống, rút ra những bài học bổ ích để không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Ví dụ như thầy Nguyễn Ngọc Kí, trở ngại lớn của cuộc đời thầy đó là chứng bại liệt hai tay, nhưng thầy không bỏ cuộc mà tập viết bằng chân, trau dồi học vấn để trưởng thành, trở thành người thầy đáng kính của biết bao thế hệ học trò. Hay như Lê Thanh Thúy, chị đã không khuất phục căn bệnh ung thư xương, đối mặt với cái chết chị vẫn lạc quan, yêu đời, lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ những bệnh nhân ung thư khác. Đối diện với những trở ngại cuộc sống,  Thúy đã tìm thấy ý nghĩa, lý tưởng sống, trở thành người có ích cho cộng đồng.

5 tháng 6 2021

Tham khảo !

Nhà trường có một vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.Trước hết phải nói rằng, nhà trường chính là cái nôi ươm mầm của thế hệ trẻ. Trường chính là nơi dạy dỗ, truyền tải những tri thức về mọi mặt trong cuộc sống cho chúng ta kể từ khi ta còn thơ bé cho đến khi trưởng thành. Từ những kiến thức căn bản trong cuộc sống, những văn hóa ứng xử hàng ngày, từ đạo đức cho tới kiến thức,t ất cả mọi thứ đều có thể học tập được ở nhà trường. Mà người truyền tải cho chúng ta những tri thức ấy, là những người thầy cô vẫn miệt mài ngày đêm dạy dỗ bao thế hệ trẻ, chắp cánh cho những ước mơ của chúng.Hơn thế, nhà trường còn là thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương. Đặc biệt, nó còn là nơi của những tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè của mình khi có người gặp khó khăn.

5 tháng 6 2021

cảm ơn bạn nha

 

5 tháng 5 2022

còn cái nịt

24 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Triết gia Pháp Rene Descartes từng nói “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”. Sách là kết tinh của tri thức, trí tuệ và tâm hồn. Như một ngọn lửa bé nhỏ mà sáng rực, sách không những bồi đắp cho dòng chảy tri thức con người giàu phù sa, là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ mà còn có sức mạnh thắp sáng tâm hồn nhân loại. Xóa tan u buồn, thất vọng hay nhắc nhở những ai còn non trẻ tránh sai lầm là sứ mệnh của “người bạn trung thành” này, bởi lẽ sách sinh ra là vì sự tiến bộ không ngừng của con người. Bầu bạn với sách là cách dễ nhất để tâm tĩnh tại, tầm nhìn rộng mở để rồi khám phá được muôn điều hay, mới lạ, trong đó có cả cái hay của tác giả lẫn cái tốt của giá trị cuộc sống, tri thức từ xa xưa đến nay. Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao với những tấn bi kịch người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám phải gánh chịu để hiểu rõ được bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị cuộc sống tự do, công bằng, bác ái. Hay “Hạt giống tâm hồn” với các câu chuyện cổ tích đời thường, bài học nhân văn, lời khuyên quý báu để ta vững chắc từng bước đi trên đường đời. Bên cạnh đó, vẫn còn những loại sách vô bổ đang làm xấu vầng hào quang trí tuệ, chúng ta cần có sự chọn lọc thích hợp để làm giàu Trí và Tâm một cách hoàn hảo nhất.

25 tháng 4 2021

Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.

Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.

Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.

Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.

Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..

Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.

Tham khảo

https://olm.vn/hoi-dap/detail/2021436334120.html

25 tháng 1 2022

Em tham khảo:

     “Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

25 tháng 1 2022

Tham khảo

Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

 

Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.
Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

 

​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.



 

16 tháng 12 2021

Trong cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại ngáng bước đường thành công của mỗi chúng ta. Những lúc như vậy, ý chí nghị lực của bản thân mỗi người có vai trò, ý nghĩa vô cùng qua trọng. Bàn về vấn đề này, Nguyễn Bá Học đã đúc kết: “Đường đi không khó vì ngăn sống cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” đã một lần nữa khẳng định giá trị của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
Để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu nói, chúng ta cần phải hiểu nội hàm từng ý trong câu nói này là gì. Ngăn sông cách núi là cách nói hình ảnh để chỉ những khó khăn trong cuộc sống mà con người phải đương đầu, đối mặt. Lòng người ngại núi e sông chính là để diễn tả sự e dè, không dám vượt qua những thử thách, khó khăn. Họ là những con người không có ý chí, không có niềm tin về chính bản thân mình. Câu nói đã khẳng định, để vươn tới thành công con người không chỉ cần có năng lực không chỉ cần được bồi đắp về trí tuệ, học thức mà cần có một tư tưởng vững vàng, một ý chí quyết tâm cao độ, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức, chỉ khi ấy ta mới vươn đến thành công?
Ý chí nghị lực có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Vì sao vậy? Trước hết bởi, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có hoa hồng trải trên đường để ta tiến bước. Đi đến thành công ta phải băng mình qua biết bao chông gai, thử thách. Vậy nếu không có ý chí nghị lực, liệu có thấy được ánh sáng nơi cuối đường. Bởi vậy, mỗi người muốn vươn tới thành công, muốn thực sự trưởng thành thì chắc chắn phải là người kiên gan, bền chí, chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ thậm chí cả sự hi sinh.
Ý chí nghị lực được thể hiện dưới rất nhiều dạng thứ khác nhau. Là có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng. Là không từ bỏ những mục tiêu dự định mình đã đề ra. Là khi biết chấp nhận thất bại và đứn lên từ chính những thất bại đó.
Bác Hồ của chúng ta bôn ba tìm đường cứu nước quả thực không phải hành trình đơn giản. Có những lúc tưởng chừng như thất bại, vậy mà Bác không bỏ cuộc, quyết tâm đi đến cùng. Những gì Bác để lại chon gay hôm nay chính là thành quả to lớn của ý chí nghị lực mà thành. Nhận thực được điều đó, chính Bác cũng đã khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Newton, Anhxtanh,… cũng phải trải qua biết bao lần thí nghiệm thất bại mới đem đến những thành quả to lớn cho nhân loại. Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart tuy bị điếc nhưng bằng tình yêu âm nhạc và sự kiên cường, ý chí nghị lực đã trở thành nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Bên cạnh những người có ý chí nghị lực lại có không ít người gặp khó khăn, trở ngại đã nản lòng. Hoặc không có niềm tin vào bản thân, nên công việc bê trễ, lí tưởng chỉ nằm mãi trong ước mơ mà không bao giờ thực hiện. Chính họ đang tự đánh mất tương lai của mình và kéo xã hội đi xuống.
Bản thân chúng ta là học sinh, trong học tập cũng gặp không ít khó khăn, bởi vậy cần có ý chí nghị lực kiên cường. Trau dồi tri thức hơn nữa, để sau này phát triển và xây dựng đất nước. Bởi chúng ta chính là mầm non tương lai, là động lực phát triển của xã hội sau này.

28 tháng 7 2023

Có câu nói như thế này: "Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ." Thực vậy, cuộc sống sẽ thật nhạt nhẽo và nghèo biết chừng nào nếu như sống mà chẳng có khát vọng, hoài bão, ước mơ. Vậy ý nghĩa của ước mơ là gì?. Ấy là tượng trưng cho động lực cố gắng, phấn đấu của mọi người để đạt điều mình muốn. Còn với tuổi học trò, ước mơ sẽ giúp cho ta trở thành một con người tài năng ngày càng trưởng thành. Chẳng hạn như khi gặp phải những trở ngại, thử thách, nếu không có ước mơ, ta sẽ dễ dàng bị mất động lực, hy vọng và cảm thấy thất bại. Nhưng khi có ước mơ, ta sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành người mạnh mẽ hơn. Chúng ta mới buộc mình phải hành động để thực hiện ước mơ đó mà để hành động bao giờ ta cũng phải học thật tốt, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, khi ấp ủ ước mơ trong lòng ta còn có thể kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống rồi định hướng cho tương lai của mình. Hãy để bản thân được tự do mơ mộng, làm điều mà mình mong muốn rồi bắt tay vào thực hiện nó dù thời gian có là bao lâu đi nữa. Mặt khác để đạt được ước mơ (trạng ngữ mục đích), cần phải kiên trì và không bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn, thử thách. Chỉ khi có đủ sự nỗ lực và kiên trì, chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Như một hạt giống mong ngày được nảy mầm, nó luôn cố gắng bén rễ sâu vào đất lấy chất dinh dưỡng; như một con người của nghệ thuật, họ luôn cố gắng làm sao cho bài thơ bài hát của mình thật du dương thật hấp dẫn. Ước mơ gắn với cuộc đời, vì vậy hãy sống hết mình với ước mơ của chính chúng ta. Khép lại, ước mơ luôn có vai trò quan trọng với cuộc đời mỗi người!

Tuệ Lâm✿