Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là không đúng?A. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất.B. Ô tô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây bên đường.C. Chiếc thuyền chuyển động trên sông, vật làm mốc là người lái thuyền.D. Tàu hỏa rời bên chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga.Câu 2: Phát biểu nào là đúng trong các phát biểu sau?A. Một vật được xem...
Đọc tiếp
Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là không đúng?
A. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất.
B. Ô tô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây bên đường.
C. Chiếc thuyền chuyển động trên sông, vật làm mốc là người lái thuyền.
D. Tàu hỏa rời bên chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga.
Câu 2: Phát biểu nào là đúng trong các phát biểu sau?
A. Một vật được xem là chuyển động với vật này thì chắc chắn đứng yên với vật khác.
B. Một vật được xem là đứng yên đối với vật này thì chắc chắn nó sẽ chuyển động so với mọi vật khác.
C. Một vật được xem là chuyển động với vật này thì không thể đứng yên đối với mọi vật khác.
D. Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại có thể đứng yên so với vật khác.
Câu 3: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về vận tốc: v1 = 108000km/h; v2 = 36000cm/h; v3 = 120m/s; v4 = 18km/h.
A. v1; v2; v3; v4.
B. v2; v4; v3; v1.
C. v3; v4; v1; v2.
D. v4; v3; v2; v1.
Câu 4: Một người đi xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
A. Trong 1 giờ người đó đi được 12 km.
B. Quãng đường người đó đạp xe đi được là 12 km.
C. Thời gian người đó đạp xe đi được là 1 giờ.
D. Mỗi km người đó đạp xe mất 12 giờ.
Câu 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Chuyển động của hòn bi lăn xuống dốc.
B. Chuyển động của xe máy khi phanh gấp.
C. Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
D. Chuyển động của tàu hỏa đi từ Hà Nội vào Đà Nẵng.
a, Nếu chọn cây cầu làm mốc thì quả bóng và dòng nước đều đang chuyển động. còn bờ sông thì đứng yên
b, Nếu chọn dòng nước làm mốc thì cây cầu bờ sông đều đang chuyển động. quả bóng đứng yên