Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.
Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.
Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.
Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:
‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’
Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.
Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không
vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.
Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:
‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.
Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:
‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’
Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.
Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.
Đây là Mở bài:
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Còn đây là Kết bài nha:
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.
Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.
Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…
Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.
Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!
Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”
Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…
Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…
Hình ảnh cây bàng ở sân trường đã để lại rất nhiều ấn tượng trong em ngay từ khi em lần đầu đến trường.
Cây bàng ở góc trái của sân trường. Thầy hiệu trưởng nói nó được trồng ngay từ khi trường em mới thành lập. Vậy là nó đã trở thành nỗi nhớ của nhiều thế hệ anh chị học sinh đã trưởng thành từ mái trường này. Cây bàng này rất to nên nổi bật ở sân trường. Nó cao đến tầng ba của trường, cành lá cứng cáp, xum xuê vươn ra rất nhiều phía. Thân cây bàng rất to, em và bốn đứa bạn vòng tay nhau mới ôm được thân cây. Rễ của cây bàng rất nhiều và dài, mọc trồi lên cả mặt đất, cong cong trông như các chú rắn. Cây bàng tuy vậy nhưng ăn mặc giản dị lắm. Bao giờ cây cũng chỉ khoác trên mình một tấm áo nâu sần sùi và hay đội chiếc mũ màu xanh. Cây bàng rất đẹp, ngay cả mùa đông cũng vậy. Mỗi khi mùa đông đến, cả cây bàng lại đội chiếc mũ màu đỏ chứ không còn đội chiếc mũ xanh của mùa hè nữa và cây càng lộ rõ vẻ cứng cáp, khoẻ mạnh.
Hết kì một thì cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết của em và các bạn. Hàng ngày sau những tiết học căng thẳng, mọi người lại ngồi vây xung quanh cây bàng đọc sách, truyện. Khi trời nắng, cây bàng lại phủ bóng mát xuống cho em ngồi. Cây bàng thật là một người bạn tốt..
Càng ngày, cây bàng và em càng trở nên thân thiết hơn, mỗi lần nghỉ hè, ngoài niềm vui được nghỉ ngơi, trong lòng em lại có một nỗi da diết, mong cho thời gian nghỉ hết mau để được gặp cây bàng. Chắc cây bàng ở trường cũng buồn lắm.
Em rất yêu quý cây bàng, đó là người bạn không thể thiếu đối với em. Sẽ không bao giờ em quên được hình ảnh cây bàng.
1Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà.
Bài sông núi nc nam không chỉ vạch ra ranh giới lãnh thổ một cách rạch ròi, xác đáng, chỉ ra hành động ngang ngược, phi nghĩa cũng là trái với luật trời của lũ giặc, cũng như niềm tin mạnh mẽ, bất diệt vào sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lực lượng bạo tàn, phi nghĩa ấy
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Trong đời người, ai cũng phải có một lần mắc lỗi. Tôi luôn nhớ cái lúc ấy, cái lúc mà tôi bị mẹ quát cho. Đó là kỉ niệm về mẹ sâu sắc nhất trong lòng tôi.
Ko hay thì thôi nha