K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2016

Nếu đọc lại Chiếu dời đô, ta thấy Lý Công Uẩn đã trình bày trước đại chúng về đạo quản lý đất nước của nhà cầm quyền. Đó là việc triều đình luôn nhằm mục đích vì nước vì dân, vì lợi ích lâu dài của đất nước, của dân tộc. Di chúc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh "khoan thư sức dân". Nhà cầm quyền thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy thì vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí để bảo vệ biên cương. Cho nên, khi chiến thắng rồi các triều Lý - Trần không bắt dân lên núi xẻ đá, vào rừng đẵn gỗ, xuống biển mò ngọc để xây dựng cung điện, đền đài, lăng tẩm... Bởi Việt Nam không có cái kiểu văn minh dùng xương máu của dân để xây lên những cung điện, đền đài nguy nga vĩ đại. Điều này được minh chứng rất rõ khi vua Lý Nhân Tông lúc sắp lâm chung vẫn không thôi lo lắng cho quốc gia, dân tộc, cảm thông với dân. Di chiếu Người để lại: "Trẫm nhắm mắt, việc tang chế trong ba ngày phải bỏ áo chở, thôi hẳn xót thương, việc chôn cất cứ theo lối tằn tiện, không nên xây lăng mộ riêng".

Một chế độ vững mạnh với những chiến công lẫy lừng và bước đến tột đỉnh vinh quang, như triều Lý - Trần, thế tất cũng có thể xây được nền văn minh tinh thần, vật chất tương xứng với tầm vóc của mình. Nhưng vì thương dân nên không chú ý đến di sản vật chất. Bộc lộ rõ nhất là Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khi còn ở ngôi báu, sử ghi: "Vua xuống chiếu rằng việc xây dựng cung thất cốt sao giản dị, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan trong tôn thất phục dịch, không được phiền đến dân" (Đại việt sử ký toàn thư).

20 tháng 12 2016

Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này

21 tháng 12 2021

tk:

Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này

24 tháng 12 2021

cảm ơn bạn

 

11 tháng 9 2017

- Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công Tiết chế - chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

    - Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

    - Trước thế giặc mạnh, Ông đều cho lui binh để đảm bảo lực lượng chờ thời cơ để đánh.

    - Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công, và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định trước quân xâm lược.

14 tháng 5 2021

Tham khảo !

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

14 tháng 5 2021

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn. 

19 tháng 5 2016

Công lao đóng của Trần Quốc Tuấn :

- Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Trần Quốc Tuấn là một nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của Bộ binh thư nổi tiếng : " Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tong bí huyền thư"

- Trước thế giặc mạnh, ông đều cho lui binh để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công với tinh thần : "nếu bệ hạ hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần". Câu nói đó đã thể hiện ý chí kiên cường của ông.

- Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút lui. Trần Quốc Tuấn đã quyết mở cuộc phản công và tiến hành mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định số phận quân xâm lược.

18 tháng 5 2016

Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

- Nghĩ ra cách đánh sáng tạo

- Nhà quân sự tài ba

- Tổng chỉ huy quân đội

- Tác giả của bài '' Hịch tướng sĩ ''

10 tháng 1 2017

Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên:

- Là tổng chỉ huy quân đội trong 2 cuộc kháng chiến lần thứ 2 và thứ 3 chống quân Mông-Nguyên.

-Viết "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu.

-Viết 2 bộ binh thư nổi tiếng là "Binh thư yếu lược" và "Vạn kiếp tông bí truyền" để huấn luyện võ nghệ và binh pháp cho quân đội nhà Trần.

-Vạch ra những chủ trương, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo để chiến thắng kẻ thù.

Chúc bạn học tốt. Nếu đúng thì tick cho mk nha!vuivuivui

9 tháng 2 2017

ông đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc biệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba thành công, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt đông-bắc của Đại Việt. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng.