Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người anh hùng mà tôi sắp kể ra đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất năm 1969,khi ấy bác còn 79 tuổi .Quê bác ở làng Sen,xã Kim Liên,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam ta.Người đã ra tìm đường cứu nước từ khi còn rất trẻ.Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc Cánh mạng tháng Tám,lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Tieép đó,người lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ giành thắng lợi.Được UNESO phong tặng danh hiệu "Anh hùng giải phóng dân tộc,nhà văn hóa lớn."
Tôi rất khâm phục Bác.Tôi sẽ học thật giỏi để xây dựng đất nước giàu đẹp.
Hà Nội năm 2018.
Các bạn thân mến!
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.
Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.
Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.
Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.
Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.
Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.
Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.
Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.
Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.
Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!
Nguyễn Thanh Hương
Chim muông, loài vật ở sở thú không phải là ít. Từ con cọp đường bệ đến một con thỏ hiền lành đều được chăm sóc, tỉa lông để cho khách tham quan chiêm ngưỡng. Sặc sỡ và đẹp nhất, chính là bầy công.
Trong bầy công ở sở thú, nổi bật nhất là chàng công. Chàng công cao độ bảy mươi xăng-ti-mét, đầu to bằng quả nắm đấm lớn, mắt hơi xếch. Chàng ta khoác một áo choàng lông màu lục ánh đồng. Dầu và ức của chàng có màu vàng xanh. Mỏ chàng công hơi khoằm. Mào của chàng hẹp và thẳng đứng. Khi chàng công xếp đuôi lại, chàng ta trông giống một con vịt xiêm lông sặc sỡ, có đôi chân giống chân gà. Chàng công đẹp nhất khi múa. Công lúc nào cũng múa có đôi: có trống, có mái. Khi chàng công múa, lông đuôi xòe ra hình nan quạt. Lông đuôi có nhiều hình sao màu vàng, nâu, xanh, đỏ đồng rất đẹp. Mỗi hình sao trên bộ lông đuôi của chàng công lấp lánh dưới ánh sáng như một viên thạch bích màu lục ánh đồne tuyệt đẹp. Khi múa, chàng công kêu “ực ực”, đuôi xòe dài độ một sải tay, lông đuôi uốn cong cầu vồng, cuối chiếc đuôi nào cũng có một hình sao màu ngũ sắc. Đuôi công xòe ra như chiếc ô màu rực rỡ, nhịp nhàng đôi chân xoay theo hình vòng cung.
Người chăm sóc thú cho em biết là sống ở trong chuồng, công ít múa. Có lẽ vì chật hẹp và thiếu tự do. Công chỉ múa vào mùa giao phối là nhiều. Hôm em đi sở thú, rất may đúng dịp Tết. Mùa xuân chính là mùa công múa. Vì thế, em có dịp ngắm đôi công múa.
Ở sở thú, công được cho ăn nước uống đầy đủ; khách tham quan trầm trồ thán phục. Riêng chàng công, hình như chàng cũng quen cảnh đông người nên chàng ta cũng điềm nhiên ría lông, rỉa cánh. Chàng nghệ sĩ của rừng xanh rúc đầu vào cánh chẳng cần coi mọi người xung quanh đang bàn tán gì về mình.
Nhìn bộ lông tuyệt đẹp của chàng công, em liên tưởng đến ngành hội họa. Nếu em là họa sĩ, em sẽ vẽ lại hình ảnh chàng công múa. Chim công múa thật đẹp làm sao!
Quê tôi là một làng nhỏ mang hai tiếng gọi thân thương khiến tôi không thể nào quên - Khánh Hòa. Sáng sớm, làn sương mù lạnh buốt đã bao quanh thôn xóm làng xa, chỉ còn lại một màu trắng phau, giăng tứ phía làm tôi chẳng thấy được rõ ràng những cảnh vật xung quanh. Càng về sau, mặt trời càng ló dạng, càng lên cao sau những ngọn đồi xanh biếc phía xa xa thì tôi mới cảm nhận được hết không khí buổi sáng trong lành trên mảnh đất của biển khơi. Cơn gió mát thoang thoảng bay trên những bông lúa mới chớm nở, mang hương vị của muối, của biển cả vào đất liền. Những cành cây còn ủ rũ sau trận mưa đêm qua giờ đây đã choàng tỉnh giấc, vươn lên khoe sắc đơm hoa. Những cơn sóng xô bờ tung bọt trắng xóa như những cô cậu bé tuổi mới lớn lon ton trên bãi biển mênh mang gió thổi. Ôi, nhưng sao tôi lại chú ý tới các chú làng chài da ngăm đen đang giăng buồm chuẩn bị ra khơi bắt cá. Buổi sáng tinh mơ đã bắt gặp những đoàn tàu rực rỡ màu sắc du ngoạn trên mặt nước xanh bao la. Khung cảnh buổi sáng tật đẹp làm sao! Tôi yêu lắm khung cảnh buổi sáng này, nó không đông đúc như Thành phố Hồ Chí Minh, không cổ kính như Hà Nội, cũng không nhộn nhịp như Đông bằng Sông Cửu Long, mà nó mang một chút dễ chịu từ biển cả, một chút yên bình từ thôn xóm và một chút hùng vĩ của núi rừng. Vâng, đó chính là buổi sáng của quê hương tôi, buổi sáng của Mẹ biển Đông bao la, buổi sáng của vùng đất thiêng liêng nhuộm đỏ dòng máu anh hùng, và nó mang tên "KHÁNH HÒA".
Quê tôi thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung nơi có nắng lắm mưa nhiều lụt lội triền miên, quanh năm đói khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Vậy mà giờ đây cuộc sống đã khởi sắc thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực.
Kiếp nhân sinh trọn cuộc đời
Giàu sang nghèo khổ cũng rời trần gian
Cầu mong hai chữ bình an
Đừng nên ganh ghét, gieo oan bao đồng
cảnh ngày đông u buồn trong im lặng
cơn gió đìu hiu ngơ ngẩn bay đi
trong lòng ta tự hỏi nghĩ ngợi gì?
khi quanh ta không một ai quen biết
rồi một ngày mùa đông sẽ hết
rồi mùa xuân lại trở về bên ta
bao chim muông vui thú hát ca
như muốn chúc mừng ngày xuân năm mới
như muốn nói rằng ngày hè sẽ tới
xua đi bao lạnh giá của ngày đông
ánh mặt trời xóa tan bao giá băng
trong lòng ta từ những ngày thơ ấu
bao nhiêu nỗi đau mà ta chôn giấu
giờ bay đi theo cơn gió mùa thu
như lá vàng tơi tả dưới cơn mưa
như hồn ta bay cùng mây cao vợi
như bạn tâm tình chia sẽ niềm vui.
Không phải đâu!!
- Công cộng là danh từ, để chỉ nhũng chỗ đông người. Chứ không phải là động từ nha bạn!!
đây ko cha mạng khi nớ viết trong máy lưu để gửi cố hihi
Bộ xa-lông bằng gỗ lát hoa để ở phòng khách là kỉ vật của ông nội. Ngày ông về hưu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã tặng ông bộ xa-lông này. Ông nội về hưu được 16 năm thì qua đời trong nỗi buồn xót thương của con cháu. Tính đến nay, ông mất đã bốn năm. Bộ xa-lông đã bóng lên màu nâu thẫm,
màu thời gian 20 năm có lẻ.
Nhà bố mẹ em ở là ngôi nhà cổ 5 gian lợp ngói do ông bà để lại. Cho đến nay, bộ xa-lông vẫn là thứ có giá trị nhất trong gia đình, ở gian giữa bày bàn thờ ông bà và kê bộ xa-lông. Mặt bàn lại được úp lên một tấm kính màu rất dày để tránh xước và dễ lau chùi. Bốn chiếc ghế đường bệ, kiểu dáng rất đẹp, nặng phải đến hai người mới xê dịch được. Chiếc ghế bên trái ngoài cùng là nơi ông ngồi đọc báo, uống trà và tiếp khách. Ông không biết hút thuốc lào, thuốc lá. Trên bàn chỉ bày biện một bộ ấm trà loại quần ẩm và sáu chiếc chén xếp ngay ngắn trên chiếc đĩa to men xanh.
Em vẫn nhớ như in hình ảnh ông ngồi pha trà, uống trà mỗi sáng khi con cháu đang mơ màng ngủ. Mái tóc bạc phơ, ông tựa lưng vào ghế, trông gương mặt phúc hậu của ông thật đẹp. Nơi ông ngồi ngày xưa thì bây giờ bố em vẫn thường ngồi. Nhiều lúc bố thường lặng lẽ ngắm lại chân dung ông bà và cả ba chiếc huy chương cao quý đặt trong khung tranh để bên cạnh
ông như tưởng nhớ công lao giữ nước hi sinh tất cả cho non sông đất nước
và mong con cháu học tật và noi theo .
Bố mẹ đã bàn: sang năm anh Ngọc tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lát gạch hoa nền nhà và thuê thợ đánh véc-ni lại bộ xa-lông cho thật đẹp .Với ông thì bộ xa-lông là tình đồng đội, tình chiến đấu. Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cũ về thăm ông, bộ xa-lông là nơi hội tụ của bao tình đồng chí, tình đồng đội vô cùng thắm thiết. Còn với con cháu hiện nay và sau này, bộ xa-lông là kỉ vật thiêng liêng của người cha, người ông kính yêu để lại. Mỗi lần được bố sai đi rửa ấm chén, lúc đặt lên mặt bàn xa-lông em lại bồi hồi tưởng như thấy ông đang ngồi trầm ngâm uống trà mỗi sáng, mỗi chiều.
Năm tháng đã trôi qua, nhưng mái nhà êm ấm của gia đình em vẫn lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng ân tình của ông bà nội. Mảnh vườn nhỏ xinh xắn trồng rau, mấy chậu hoa, góc sân lát gạch, cái bể đựng nước mưa, ... và bộ xa- lông bằng gỗ lát hoa này như tiếng nói của gia tiên vọng về trong tâm hồn của con cháu sau này và mai sau nhất là trong những ngày tết.
Trong mỗi gia đình, không chỉ có ba mẹ, anh, chị mà những vật nuôi cũng trở thành một thành viên nhỏ, gắn bó thân thiết với chúng ta hàng ngày. Chúng không phải những con vật tầm thường không có suy nghĩ, chúng biết yêu thương và gần gũi con người. Và trong các con vật đó, con vật mà em yêu thích nhất là “Giềng” – chú chó nhỏ đáng yêu và rất biết nghe lời. Nó là một niềm vui lớn giúp em xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi. Nó đã ở bên gia đình em được 2 năm rồi
Giềng là chú chó được ba em tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 9 của em. Đến nay nó đã to bằng cái xe đạp của em. Nó khoác trên mình một màu trắng tinh khôi. Mỗi lần em vuốt vuốt lông là nó lại ngoan ngoãn nằm im, lim dim đôi mắt và ngủ lúc nào không hay. Khi nó ngủ, hai đôi tai của nó lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nào cũng lắc trông rất ngộ. Giềng có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của nó nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Hàm răng của nó trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Mỗi khi muốn ăn cái gì nó sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông nó thật đáng yêu biết mấy. Giềng rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, nó trở nên rất dữ tợn. Hai đôi chân thì lại hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Giềng có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.
Giềng nhà em rất nhanh nhẹn, đùa nghịch với con mèo mướp rất dễ thương, nhưng bao giờ nó cũng nhường phần thắng cho con mèo đó. Khi con mèo gầm gừ lên ở xó bếp, nó nằm im, không nhúc nhích và nhìn đi chỗ khác.
Mỗi lần đến giờ ăn cơm, em chỉ cần gọi Giềng, Giềng là nó nghoe nguẩy cái đuôi, lũn cũn chạy đến bên bát cơm em mang đến và ăn ngon lành. Nó ăn rất ngoan, rất khéo không để rơi bất cứ một hạt cơm nào ra ngoài đất. Vì thế mà em rất thích cho nó ăn, không phải quét dọn cơm thừa.
Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà em thấy đầu tiên chính là Giềng. Nó quấn lấy chân em, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho em quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của nó. Những lúc em một mình, nó chính là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.
Gia đình em rất quý Giềng. Nó gắn liền với bao kỉ niệm với gia đình của em. Bố em nói: nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Giềng là con vật mà em yêu thích nhất, vì vậy em mong sao nó hay ăn chóng lớn và luôn khỏe mạnh để cùng em lớn lên mỗi ngày.
Trăm người như một
Tích tiểu thành đại
Cưa gỗ thì đè, cưa tre thì đỡ
như
đại
tre