K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

trái đất quay 356 ngày 6 giờ

1 Nếu trái đất ko quay quanh trục thì có ngày và đêm ko ?2 Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào ? ( hình 19 sgk  địa lý trang 21 câu này ko giải cũng đc )3 Thời gian trái đất quay 1 vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?3 Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?4 Tại sao hằng ngày , chúng ta thấy mặt trời , mặt trăng và các ngôi sao trên...
Đọc tiếp

1 Nếu trái đất ko quay quanh trục thì có ngày và đêm ko ?

2 Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào ? ( hình 19 sgk  địa lý trang 21 câu này ko giải cũng đc )

3 Thời gian trái đất quay 1 vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?

3 Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?

4 Tại sao hằng ngày , chúng ta thấy mặt trời , mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ đông sang tây ?

5. Cho bt ở bán cầu các vật chuyển động theo hướng P sang N và từ O sang S bị lệch về phía bên phải hay bên trái (  hình 22 sgk địa ý trang 23 ) 

 Tất cả các câu trên đều là địa lý lớp 6 

Hãy soạn  bài Danh từ  sgk ngữ văn 6 trang 86 

 Các bạn gúp mk với mk ko còn thời gian nên mới lên đây hỏi các bạn giúp mk nha .  Ai làm nhanh mk sẽ tick cho

1
22 tháng 10 2017

Câu 1: Nếu trái đất ko quay quanh trục thì vẫn có ngày và đêm, khi đó, độ dài một ngày - đêm ở bề mặt trái đất sẽ dài bằng 1 năm

Câu 2: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng Tây sang Đông

Câu 3: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.

Câu 4: Nước ta là 19 giờ

Câu 5: Vì Trái Đất đang tự quay từ Tây sang Đông , nên ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao di chuyển động ngược lại , mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.

Câu 6: Ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải.

Chúc bạn học giỏi Địa Lí

4 tháng 1 2019

1. Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xungquanh Mặt trời. ... Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt TrờiTrái Đấtdường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

3. Trái đất quay quanh mặt trời mất 365 ngày

4. Nguyên nhân phát sinh hiện tượng mùa là do Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời với quỹ đạo hình elip,trong suốt quá trình chuyển động trục Trái đất luôn nghiêng một góc không đổi là 23'27\(^o\) so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động vì vậy mà có khoảng thời gian nửa cầu này ngả về phía Mặt trời ,nhận được lượng bức xạ lớn hình thành mùa hè,nửa cầu kia chếch xa Mặt trời lượng bức xạ nhận được nhỏ hình thành mùa đông. 

1.

Hiện tượng tự quay của Trái Đất là sự quay của hành tinh Trái Đất xung quanh trục của nó. Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông.

2.

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

5 tháng 12 2018

Trái Đất quay quanh trục sinh ra ngày và đêm trên Trái Đất

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra 4 mùa là xuân, hạ ,thu và đông

5 tháng 12 2018

Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra hiện tượng ngày và đêm

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông

6 tháng 1 2018

Không nên gửi câu hỏi về các môn khác ngoài Văn, Toán, Tiếng Anh ở đây nhé.

Các hệ quả của sự vẫn động tự quay quanh trục của Trái Đất: 

- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và các vì tinh tú.

- Sinh ra hiện tượng ngày đêm luận phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

- Sinh ra sự điều hòa nhiệt trên Trái Đất.

- Sinh ra giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế (kinh tuyến 180 độ)

- Sinh ra mạng lưới tọa độ trên Trái Đất: các kinh, vĩ tuyến

- Gây ra sự lệch hướng của các vật thể: vật chuyển động ở bán cầu Bắc lệch về bên phải, vật chuyển động ở bán cầu Nam lệch về bên trái

6 tháng 1 2018

1. Sự luân phiên ngày, đêm

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia (hình 5.3). Một số  nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một sổ khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ. Ca-na-đa có 6 múi giờ).

Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường  chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuvển động thẳng hướng theo quán tính).

Lực  làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động 

Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,...



 

22 tháng 12 2017

các mùa khác nhau trên trái đât

22 tháng 12 2017

hệ quả sinh ra các mùa

26 tháng 4 2019

theo mình, lõi trái đất có nhiệt độ cao nhất lên tới 6000 độ c

23 tháng 12 2019

Có trong SGK

23 tháng 12 2019

Bn xem tại phần câu hỏi tương tự nhé

>>>Học Tốt<<<

23 tháng 12 2017

Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Hướng dẫn giải:
- Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
+ Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
+ Giờ múi: Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 lấy giwof quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
+ Theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại một ngày, còn đi từ phía đông sang tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm một ngày lịch.
- Sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu ( vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

                           Có ai ko? Giúp tớ với! Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái...
Đọc tiếp

                           Có ai ko? Giúp tớ với! 

Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế?

 Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;... Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1 000 lần, thậm chí gấp 10 000 lần so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ ...

Trái Đất là “mẹ” của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?

(Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 10/2020)

Câu 1. (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

1. Văn bản trên có mấy đoạn văn?

 

A. Một                          

B. Hai                  

C. Ba          

D. Bốn

 

2. Các số liệu được nêu trong đoạn văn thứ hai của văn bản cho biết điều gì?

A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng

B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất

C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất

D. Tốc độ biến mất ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã

3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong”?

 

A. Ẩn dụ    

B. Điệp ngữ         

C. Hoán dụ          

D. So sánh

 

4. Câu văn: “Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất.” có mấy trạng ngữ?

 

A. Một                     

B. Hai                

C. Ba                 

D. Bốn

 

Câu 2. (0,5 điểm) Văn bản trên viết về vấn đề gì?

Câu 3. (0,5 điểm) Tìm trong văn bản một câu nêu thông tin cụ thể    

Câu 4. (1,0 điểm) Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên. Vì sao em có suy nghĩ như vậy?

Câu 5. (1,0 điểm) Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doa huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người.”

Em sẽ làm gì để khắc phục “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người” đó?

 

0