K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2017

-Địa y là một dạng kết hợp giữa nấm và một loài sinh vật có thể quang hợp trong một mối quan hẹ cộng sinh.

- Cấu tạo: gồm nấm và tảo cộng sinh, trong đó các sợi nấm và các tế bào tảo phân bố xen kẽ hoặc thành từng lớp riêng. Trong thể cộng sinh này, nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo; còn tảo nhờ có chất diệp lục sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai tạo thành cơ thể chung là địa y.

16 tháng 4 2017

Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một số loại tảo và nấm.

Cấu tạo trong địa y gồm những tế bào tạo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

10 tháng 5 2019

- Nấm : vi khuẩn không tự chế tạo được chất hữu cơ, chúng phải sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang phân hủy ( hoại sinh ) hoặc sống nhờ trên cơ thể sống khác ( kí sinh ). Cả hai cách dinh dưỡng như vậy gọi là dị dưỡng. Một số ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.

- Nấm : nhiều nấm hút chất hữu cơ có trong đất dầu sát thực vật phân động vật lá, gỗ mục,... Đó là những nấm hoại sinh. Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống, chủ yếu là thực vật. Đó là những nấm ký sinh.

Ngoài hai hình thức ký sinh và hoại sinh, một số nấm còn cộng sinh.

- Địa y : là một dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo thành những chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Hình thức dinh dưỡng đó là cộng sinh.

30 tháng 11 2016

đia phương bạn có cây nào thì kể thôi mỗi người 1 nơi mà ko có kể bựa vài cây

30 tháng 11 2016

dia phuong minh co moi cay xuong rong

 

2 tháng 12 2016

phát triển: trồng cây xanh, trồng rừng...

bảo vệ: huy động hàng xóm và gia đình bảo vệ cây xanh, tham gia các hoạt động về phong trào bảo vệ cây xanh...

10 tháng 7 2018

1,Không có cây xanh tức là đồng nghĩa với không có sự sống trên trái đất bởi vì cây xanh cung cấp cho con người khí O2 để hít thở, ngăn chặn sự ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Bởi vậy cậy xanh có vai trò lớn trong sự tồn tại của con người.

2,

Học sinh chúng ta không nên chặt phá cây xanh , bẻ cành cây xanh , không nên làm những điều có hại cho cây xanh,....

Trồng cây xanh ở địa phương, ở nhà , ở trong vườn,tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ và phát triển cây xanh, bón phân cho cây, bắt sâu,...

10 tháng 7 2018

1.không có cây xanh là không có sự sống của con người ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn vì cây xanh lấy vào khí cacbonic do con người thải ra và thải ra 1 lượng khí oxi rất lớn và rất cần cho sự sống của con người.cây xanh còn tạo ra bóng mát cho con người vào mỗi mùa hè nắng nóng.là cây xanh còn có khả năng giữ lại bụi giảm bớt lượng bụi trong không khí

2.theo em nên:-học sinh chúng ta không nên chặt phá cây,bè cánh và luôn tưới tiêu chăm sóc cho cây vào mỗi giờ ra chơi rảnh rỗi

​-tuyên truyền cho mọi người biết lợi ích của cây xanh

​-tích cực trồng cây vận động mọi người cùng trong chăm sóc bắt sâu tưới cây,và còn phạt nặng những ai phá rừng

-nuôi nhiều chim sẽ để nó bắt sâu

21 tháng 4 2018

Cần phải trồng nhiều cây xanh. Yếu tố đóng vai trò quan trọng là quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật

21 tháng 4 2018

- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều hàm lượng khí ô xi và khí cacbonic trong không khí được ổn định

22 tháng 4 2018

*Hình dạng

- Địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

*Cấu tạo

- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

2 tháng 3 2016

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra.

tác hại :

+ tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm

+ khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.

+ gây chết hàng loạt sinh vật biển

 

2 tháng 3 2016

  Hiện tượng thủy triều đỏ (red tides) là một dạng tảo nở hoa ( phú dưỡng ) ( algal bloom ) gây hại cho môi trường bởi chính độc tố của tảo , bởi hoạt động phân hủy của vi khuẩn trên sinh khối tảo sau đó làm cạn kiệt O2 tại chổ . Những hiện tượng bùng phát mật độ tảo gây hại cho môi trường được gọi chung là HAB ( harmful algal bloom ). Những hiện tượng nở hoa của tảo tại thủy vực nói chung ( hồ, sông suối, biển ...) do nhiều loại khác nhau. Chỉ khi nào mật độ cực cao ( hàng triệu cells/ ml ) mới làm thay đổi màu sắc nước do sắc tố của loài ưu thế gây ra ( từ xanh lục --->vàng nâu ---> đỏ ...) 
Riêng hiện tượng thủy triều đỏ là hiện tượng thường xảy ra hàng năm tại USA . Nhất là ở bờ biển Florida ( vịnh Mexico ) do loài tảo Karenia brevis thuộc nhóm Dinoflagellate với mật độ lên tới hàng chục triệu cells/ml . Phía tây bắc US, đặc biệt là ở vịnh Maine, thủy triều đỏ ở đây lại do 1 loài Dinoflagellate khác ( loài Alexandrian fundyense ) 
Thủy triều đỏ gây hại nghiêm trọng cho môi trường vì tảo tiết độc chất tác động hệ thần kinh ( nhóm neurotoxin ) 
Loài K.brevis ở Florida tiết ra brevetoxin , loài A. fundyense tiết saxitoxin 

Nguyên nhân gây bùng phát sinh khối tảo thì chủ yếu là do phú dưỡng hóa môi trường, vì yếu tố dinh dưỡng chính của tảo là Nitrate & Phosphate ( là những chất có nhiều trong nước thải sinh hoạt và công nông nghiệp của con người < phân bón, bột giặt ...) 
Riêng hiện tượng thủy triều đỏ thì ngoài những nguyên nhân trên người ta còn lưu ý tới những yếu tố khác ( El Nino , hải lưu, nhiệt độ tăng ...hiện tượng tại Bình Thuận (2002) chắc chắn cũng là 1 dạng phú dưỡng (eutrophication) liên quan tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người                  banhqua

29 tháng 11 2016

5.Sơ đồ quang hợp:
Nước + khí cacbonic \(\rightarrow\) Tinh bột + Khí ôxi ( điều kiện trong môi trường có ánh sáng và chất diệp lục )
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi

 

29 tháng 11 2016

1.

- Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)

Rễ (miền hút)

Thân non

- Biểu bì có lông hút

- Không có

- Mạch gỗ xếp xen kẽ mạch rây thành 1 vòng

- Không có

- Thịt vỏ có diệp lục tố

- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)

2.

- Dác là phần nằm ở bên ngoài, mỏng hơn và có màu nhạt hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ non nên không cứng lắm, chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.- Ròng là phần nằm ở phía trong khá dày, màu sẫm hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ già chết nên chắc và rắn, có chức năng nâng đỡ cho cây3.Gân lá gồm các bó mạch (mạch gỗ và mạch rây) làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa.
Đặc điểm của gân lá thường phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng lá.
Các kiểu gân lá:
* Gân hình mạng: đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Có loại gân hình mạng lông chim và gân hình mạng chân vịt.
- Gân hình mạng lông chim: gặp ở lá đại, lá mít... (những loài có lá hình thuôn, hình bầu dục, hình tròn, hình trứng, hình quả trám). Trong đó, có 1 gân chính nằm trên trục đối xứng của lá, từ dọc gân chính phân nhánh cho ra các gân bên, từ các gân bên lại phân nhánh cho ra các gân phụ phân bố đến tận từng TB lá.
- Gân hình mạng chân vịt: gặp ở lá có hình chân vịt như lá sắn. Có số gân chính tương ứng với số thùy ccủa lá, từ các gân chính này cho ra các gân bên.
* Gân song song và hình cung: đặc trưng cho các cây Một lá mầm (vẫn gặp ở cây Hai lá mầm), trong đó, hệ gân lá đều gồm các gân lá nằm xếp hình cung dọc từ cuống đến ngọn lá. Ở đây có sự phân biệt gân song song hay hình cung là do đặc điểm hình thái lá. Lá dài và hẹp bản như lá lúa, ngô... có gân song song. Lá ngắn và rộng bản như lá cây tràm có gân hình cung.4.- Lá là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ thuộc ở bên chính của thân cây. Lá và thân cây hợp lại tạo nên chồi cây- Thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.5.

Sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí Cacbônic \(\frac{ánhsáng}{chấtdiệplục}\) Tinh bột + Khí ôxi
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi

6.

- Hô hấp là quá trình: cung cấp khí oxi và loại khí CO2 trong tế bào khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính:
+ Sự thở
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào.

7.

- Cây xanh lấy khí cacbonic để quang hợp tạo ra khí không khí và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí cacbonic giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.

8.

- Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.

9.

- Cắm một cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian, quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. Tiếp đó cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu. Cho biết nước và muối khoáng được vận chuyển theo phần nào của cây.

10.

- Thí nghiệm: Chọn một cành cây trong vườn, bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng mép vỏ ở phía trên phình to ra. Đó là do chất hữu cơ chuyển đến chỗ bị cắt thì tắc lại do mạch rây đã bị bóc đi cùng với khoanh vỏ. Vì hủy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày sẽ làm cho mép trên phình to ra.