K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2021

Tác phẩm Làng kể về một người nông dân yêu nước mọi người thường gọi là ông Hai yêu làng.

Ông yêu quê hương mình, yêu làng Dầu của mình vô cùng, dù hoàn cảnh chiến tranh buộc ông và gia đình phải tản cư đi nơi khác nhưng ông luôn nhớ về làng của mình. Đi bất cứ đâu, ông đều kể về làng của mình, ông khoe làng Dầu, kể cho mọi người nghe những câu chuyện về làng Dầu mà cũng chẳng cần ai nghe, ông kể chỉ để cho sướng miệng, cho vơi nỗi nhớ. Trước khi cách mạng ông thường hay khoe đến ông viên tổng đốc của làng, nhưng khi có cách mạng, ông không còn nhắc đến nữa vì nó làm khổ ông và khổ bao nhiêu người khác nữa. Ông chỉ khoe làng chợ Dầu của mình mà thôi. Nhưng đau đớn thay, cái tin bất ngờ, làng chợ Dầu theo Tây như khiến ông ngã quỵ, đau đớn tột độ, ông không dám đi đâu suốt mấy ngày liền, cảm thấy xấu hổ, sợ sệt và cảm thấy ghét làng. Trước đây, ông chỉ muốn được trở về với làng, nhưng nay ông thù làng theo Tây, yêu nhiều là thế giờ ông cảm thấy bế tắc. Ông không dám trò chuyện cùng ai, giờ chỉ ngồi giãi bày tâm sự cùng thằng con trai của mình. Và khi nghe thấy, tin làng bị giặc đốt, làng bị cháy, và tin đồn trước kia là thất thiệt nay được cải chính thì ông lại đi khoe làng. Nỗi đau bấy lâu giờ như biến mất hoàn toàn. Ông chạy đi khắp nơi, vừa đi vừa khoe làng, vừa múa tay thể hiện niềm vui sướng quá lớn đã đến với ông. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt,… mà không thấy xót xa chỉ thấy tình yêu làng, yêu nước đang mãnh liệt trong ông khiến ai cũng cảm nhận được.

6 tháng 12 2017

Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.

@_@

Câu 1: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân):1) Truyện kể về ông Hai, quê ở làng chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải rời làng đi tản cư.2) Một hôm ông gặp những người tản cư dưới xuôi lên cho biết làng Dầu theo Tây, ông vô cùng buồn phiền, tủi hổ.3) Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân):

1) Truyện kể về ông Hai, quê ở làng chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải rời làng đi tản cư.

2) Một hôm ông gặp những người tản cư dưới xuôi lên cho biết làng Dầu theo Tây, ông vô cùng buồn phiền, tủi hổ.

3) Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như khẳng định lòng trung thành của mình với cách mạng, với Bác Hồ.

4) Ông tiếp tục nói về làng, về cuộc chiến đấu giữ làng như chính ông từng tham gia.

5) Nhưng sau đó nghe tin chính xác làng vẫn tham gia kháng chiến, không theo giặc, ông rất vui mừng.

6) Ở đó, ông Hai luôn nhớ tới cái làng của mình, nhớ những ngày khởi nghĩa,…

7) Ông hay nói chuyện, khoe làng ông một cách say mê, háo hức và thường xuyên đi ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức về cuộc kháng chiến

0
26 tháng 11 2021

Câu này nếu trả lời ra sẽ hơi dài nên em chia nhỏ ra chị trả lời cho nhé!

26 tháng 11 2021

Tham khảo

- Tóm tắt văn bản

Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai,không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Đấu tranh trong tư tưởng khiến ông Hai đi đến suy nghĩ đứng về phía cách mạng, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

8 tháng 4 2021

Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ. Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội.

8 tháng 4 2021

Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ. Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội.

9 tháng 12 2017
Truyện Tóm tắt cốt truyện Tình huống chính Chủ đề
Làng Suốt mấy ngày ông Hai không dám ra khỏi nhà sau tin đồn làng chợ Dầu theo giặc. Khi tin đồn được cải chính, ông vui sướng, lại đi khoe làng của mình.

Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Niềm vui của ông Hai khi nghe tin cải chính

Ca ngợi tình yêu quê hương, làng quê, đất nước
Lặng lẽ Sa Pa Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn - Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những cống hiến thầm lặng
Chiếc lược ngà Ông Sáu tham gia kháng chiến, khi trở lại nhà thì con gái lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào chiến khu, ông Sáu làm một chiếc lược ngà để tặng con.

Bé Thu nhất quyết không nhận cha

- Lúc bé Thu nhận ra cha là lúc ông Sáu vào khu căn cứ

- Ông Sáu hi sinh và chưa kịp trao cây lược ngà cho con

Ca ngợi tình cha con sâu nặng
9 tháng 7 2017

Chọn đáp án: B 

22 tháng 8 2019

Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, theo lời của nhân vật Phương Định. Ngôi kể này giúp truyện có tính chân thực hơn. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, xúc cảm của nhân vật.

Tóm tắt:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch, ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí nổ, chưa nổ của bom mìn sau đó phá bom mìn và san lấp mặt đường. Cuộc sống của ba cô gái phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom, tuy khắc nghiệt, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, giàu cảm xúc và mơ mộng.

18 tháng 4 2018

Tóm tắt Truyện Kiều Nguyễn Du

    Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền, đính ước với nhau.

    Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa. Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên đẩy vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều lần hai rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.

    Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều, nhưng trong lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.