Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong nền văn học hiện thực phê phán thời kì 1930-1945 không thể không nhắc tới những cái tên các tác gia nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố,… Và có lẽ chúng ta không thể nào quên được hình ảnh chị Dậu - điển hình của người phụ nữ thời kì đó. Đó là hình ảnh một người phụ nữ luôn hết lòng vì chồng con, mang nặng đức hi sinh nhưng không còn sự yếu đuối nhu nhược của người phụ nữ thời kì phong kiến mà đã có sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những thế lực luôn chèn ép, bắt buộc những người nông dân thời kì bấy giờ, do đó có lẽ đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn đắt giá nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc để lại trong lòng người đọc cho tới tận hôm nay.
Bối cảnh trong tác phẩm là hình ảnh của làng Đông Xá trong những ngày đang bị bọn lí chủ, cường hào đi thúc giục sưu thuế cho bọn chúng. Mà nhà chị Dậu lại là một trong những gia đình khó khăn nhất trong làng. Vì không thể trả nổi mức thuế cao vô lí mà anh Dậu đã bị bọn chúng bắt trói lại, đánh đập dã man. Cực chẳng đã, chị Dậu đã phải bán đi đàn chó mẹ, chó con cùng đứa con gái lớn nhất cho nhà Nghị Quế với mức giá rẻ mạt để có tiền cứu chồng ra khỏi tay của bọn cường hào. Qua đây, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của một người phụ nữ nông dân tuy thất học nhưng luôn hết lòng vì chồng, phải cáng đáng công việc mà đáng lẽ ra dành cho người đàn ông trong gia đình.
Mở đầu đoạn trích là hình ảnh anh Dậu bị trói trên cây cột giữa sân đình, đang thoi thóp, kiệt quệ, không thể chống đỡ được sự đau đớn, mỏi mệt cả về thể xác và tinh thần. Khó khăn lắm, chị Dậu mới có được chút tiền bạc để nộp sưu. Ấy vậy mà bọn cường hào, tay sai của “ông Lý” lại lôi anh Dậu ra vứt ở ngoài sân, trao trả lại cho chị và đòi chị phải nộp thêm thuế đinh của người em trai chồng đã mất từ năm ngoái. Đó là một điều đòi hỏi vô lí, thế nhưng chị vẫn phải nhẫn nhục. Đau khổ là thế, lo lắng là thế nhưng chị vẫn cố dằn lòng, cố gắng đưa cho chồng bát cháo loãng, dù chính mình còn chưa có gì ăn. Chị chỉ nhẹ nhàng bảo với chồng: "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Lời của người đàn bà nhà quê tuy mộc mạc nhưng lại mang biết bao tâm tư, tình cảm mà ít ai sánh được. Thậm chí, chị còn bế cái Tửu ngồi cạnh chồng để nhìn xem anh ăn có được hay không, có ngon miệng không. Tình cảm của chị phải son sắt, giàu đức hi sinh như thế nào mới có thể được như vậy trong lúc hoàn cảnh khó khăn, đầy ngang trái như vậy. Và có lẽ chính tình yêu thương bao la ấy đã tạo cho chị sức mạnh phi thường chống lại bọn tay sai khi chúng tiến vào, định cưỡng ép tới bức đường cùng hoàn cảnh của anh chị.
Đám tay sai khi tiến vào cùng roi da, gậy gộc, điều làm đầu tiên của chị là nghĩ tới người chồng đáng thương của mình. Chị lo lắng anh không thể chịu nổi bất cứ trận đánh nào nữa. Anh đã hoàn toàn kiệt sức sau đêm qua. Chị chỉ có thể cầu xin bằng giọng nói run run, đầy hèn mọn, nài nỉ: "Hai ông làm phúc nói với ông Lý xin cho cháu khất”. Chị cư xử như vậy là bởi vì chị biết hoàn cảnh của mình bấy giờ, vì chị chỉ là một người phụ nữ nông dân như bao con người khác mà thôi. Lúc này chị không còn nghĩ được gì ngoài ý chí sôi sục phải bảo vệ gia đình của mình, bảo vệ người chồng đau ốm cũng những đứa con thơ dại. Thế nhưng, những tên tay sai ấy đâu còn chút tình người nào. Chúng bỏ ngoài tai lời van xin của chị, chúng gạt chị ra, định tiếp tục trói anh Dậu dẫn đi, lúc này đây, chị đã phải quỳ xuống cầu xin: "Cháu xin ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc”. Nhưng hắn lại tát chị và một mực đòi xông về phía anh Dậu vừa mới tỉnh lại trong chốc lát.
Tới đây, chị đã không thể nín nhịn được nữa. Sự phản kháng của chị đi theo mức độ tăng dần lên. Đầu tiên, chị ngăn bọn chúng lại và nói “chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. Chỉ một câu nói thôi nhưng đã như một lời cảnh cáo của chị về hành động của bọn chúng. Thế nhưng càng nhẫn nhịn thì bọn chúng lại càng lấn tới. Hắn “bịch luôn vào ngực chị mấy bịch” rồi “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi vẫn xông về phía anh Dậu. Đến lúc này, chị Dậu đã không còn giữ được bình tĩnh nữa, chị lao về phía chồng, gạt bọn tay sai ra, hai tay chống nạnh nói “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”.
Đúng như câu nói “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu từ cách xưng hô đầy nhỏ bé, hèn kém, xưng cháu gọi ông, sau đó chị xưng là “tôi”, và cuối cùng là “bà - mày”. Có thể có người cho rằng chị Dậu là một người phụ nữ đanh đá thế nhưng có thể nói rằng, ít ai có thể hành động được như chị. Chị lao vào những tên muốn bắt chồng chị rồi đánh nhau với chúng. Sức mạnh thật sự của người phụ nữ trỗi dậy khi họ bắt buộc phải bảo vệ những người thân yêu xung quanh mình, và cũng có lẽ do chị đã không thể nín nhịn được thêm nữa, chị đã bị buộc vào bức đường cùng. Thậm chí dù chồng chị có khuyên, chị cũng vẫn đanh thép làm theo bản năng của chị, chị thà ngồi tù chứ quyết không để bị chèn ép, bị ép buộc. Cũng như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: "Trên cái tối trời, tối đất của xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu. Bản chất của chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra…”.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã miêu tả lại sâu sắc hình ảnh đầy màu sắc hiện thực của xã hội Việt Nam thời kì trước cách mạng. Cùng với nó, hình ảnh chị Dậu cũng được khắc họa một cách rõ nét, dung hòa hai tính cách khác nhau, đối với những người thân yêu bên cạnh, chị luôn dịu dàng, sẵn sàng hi sinh bất cứ điều gì, thế nhưng với những kẻ xấu, chị bất chấp tất cả để chiến đấu cùng chúng. Đó cũng có lẽ là một sự thay đổi lớn trong hình ảnh của người phụ nữ cả về khí chất và tính cách.
Tóm tắt diễn biến trận đánh
- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay.
- Khi thấy thái độ kiên quyết và nhận được lời hứa của Đăm Săn là sẽ không đâm khi đi xuống cầu thang, Mtao Mxây mới chịu xuống.
- Hiệp đấu thứ nhất: Hai bên múa khiên:
+ Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
+ Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn,vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.
+ Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.
- Hiệp đấu thứ hai:
+ Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây.
+ Kết quả: Đăm Săn giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường. Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
bạn tham khảo:
Bài làm
Câu chuyện trong "Tắt đèn" diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ở một làng quê - làng Đông Xá dưới thời Pháp thuộc. Cổng làng bị đóng chặt. Bọn hào lí và lũ tay chân với roi song, dây thừng, tay thước, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét trói kẻ thiếu sưu. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày.
Sau 2 cái tang liên tiếp ( tang mẹ chồng và tang chú Hợi), gia đình chị Dậy tuy vợ chồng " đầu tắt mặt tối" quanh năm mà vẫn " cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", đến nay đã " lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Anh Dậu lại bị trận ốm kéo dài mấy tháng trời...Không có tiền nộp sưu, anh Dậu đã bị bọn cường hào " bắt trói như chói chó để giết thịt". Chị Dậu tất tả ngược xuôi, phải bán đứt đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho vợ chồng Nghị Quế để trang trải " món nợ nhà nước". Lí trưởng làng Đông Xá bắt anh Dậu phải nộp suất sưu cho chú Hợi đã chết năm ngoái vì " chết cũng không trốn được nợ nhà nước". Bị ốm, bị trói, bị đánh...anh Dậu ngất đi, rũ rượi như xác chết, được khiêng trả về nhà. Sáng hôm sau, khi anh Dậu còn " ốm rền rền" đang nghểnh cổ húp cháo thì tay chân bọn hào lí ập đến. Chúng lồng lên chửi mắng, bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Chị Dậu van lạy chúng tha trói cho chồng mình. Nhưng tên cai lệ đã gầm lên, ròi nhảy thốc vào trói anh Dậu khi anh đã lăn ra chết ngất. Chị Dậuu nghiến hai hàm răng thách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên cai lệ và tên hầu cận lí trưởng, những kẻ đã " hút nhiều xái cũ".
Chị Dậu bị bắt giải lên huyện. Tri phủ Tư Ân thấy Thị Đào có nước da đen dòn, đôi mắt sắc đã giở trò bỉ ổi. Chị Dậu đã "ném tọt" cả nắm giấy bạc vào mặt con quỷ dâm ô, rồi vùng chạy... " Món nợ nhà nước" vẫn còn đó, chị Dậu phải lên tỉnh đi ở vú. Một đêm tối trời, cụ cố Thượng đã ngoài 80 tuổi mò vào buồng chị Dậu. Chị Dậu vùng chạy thoát ra ngoài, trong khi " trời tối đen như mực"...
Tham khảo
Ngày xửa ngày xưa, Cung Công là Thủy thần và Chúc Dung là Hỏa thần bỗng nhiên đánh nhau chí tử. Biển réo, gió gào, sấm sét đùng đùng. Trời rung, đất lở, núi sập ào ào. Thủy thần đại bại, ôm hận nhục nhã đập đầu vào núi Bất Chu – cây cột chống trời để tự tử. Thủy thần không chết, nhưng cột chống trời gãy gập, một góc trời rách nát, đổ sập xuống. Núi rừng bốc cháy. Nước dâng lên mênh mông. Mặt đất, núi đồi ào ào rung chuyển.
Loài người chạy tán loạn, vô cùng khủng khiếp, tưởng là đến ngày tận thế ! May sao, bà Nữ Oa kịp thời vươn vai đứng dậy, hì hục khuân đá ngũ sắc, chất cao thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo để vá vòm trời. Bà còn chặt 4 chân Rùa thần làm thành 4 cột chống trời. Vòm trời đã được nâng cao, một màu xanh thăm thẳm bao la. Ánh sáng lại chan hòa trái đất.
Sau đó, Nữ Oa đã chặt lau lách, ngăn dòng nước lũ, giết thủy quái Rồng Đen, xua đuổi loài ác thú. Bà còn kết ống sậy, giống hình đuôi chim phượng, làm nhạc cụ rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai.
Từ đấy, loài người được sống yên vui dưới vòm trời trong xanh. Họ lập miếu thờ Nữ Oa để mãi mãi tưởng nhớ công ơn vĩ đại của Bà.
* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:
Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").
* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:
Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.
- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".
* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:
Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.
- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").THAM KHẢO* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:
Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").
* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:
Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.
- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".
* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:
Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.
- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").
Tấm mồ côi cha từ nhỏ, nàng sống với mẹ con dì ghẻ Cám. Mẹ con Cám thường xuyên bắt Tấm làm việc vất vả. Trong một lần đi bắt cá, Cám trút hết giỏ tôm cá của Tấm, trong giỏ chỉ còn mỗi con cá Bống, Tấm mang về nuôi. Mẹ con nhà Cám thịt cá Bống. Ngày nhà vua mở hội, mẹ con Cám đi dự hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc gạo trộn lẫn, được Bụt giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội, trên đường đi Tấm đánh rơi hài. Nhà vua nhặt được, ra lệnh ai đi vừa chiếc hài sẽ lấy làm vợ. Tấm đi vừa hài và trở thành hoàng hậu. Mẹ con nhà Cám lập mưu giết Tấm, Tấm biến thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi để ở cạnh vua. Tấm từ quả thị bước ra, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa. Cuối cùng Tấm gặp lại nhà vua và sống trong cung hạnh phúc tới suốt đời.
Viết đoạn văn theo hướng dẫn dưới đây.
Hình thức:3phần.
ND: mđ:nếu xuất xứ
Tđ:B1: chỉ ra phép tu từ.
B2: chỉ ra hình ảnh tu từ
B3: phân tích và chỉ ra tác dụng.
Kđ:nội dung của cậu thơ.
Bài tập:
1; thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cắt hạt ra luống cày.(ca dao)
2; tưởng giếng sâu, em nối sợi dây gầu dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.(ca dao)
3; gốm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.(ca dao)
Hãy bày tỏ ý kiến của anh/chị Về Câu Chuyện trên