Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
phải nhớ ơn những thế hệ đi cũ và tiếp tục phát huy để k phụ công của những thế hệ cũ
Tham khảo!
Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Tham khảo
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/Lời cha ông dậy cũng vì đời sau Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì. Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Tham khảo
Hai dòng thơ gợi cho em suy nghĩ : Những câu chuyện cổ đã kể lại những lời dặn dò, lời dạy bổ ích của các đời cha ông cho con cháu đời sau nghe hiểu và làm theo. Nó như một truyền thống tôn sùng vậy.
Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta đúc kết lại, nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.
Tham khảo!
Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.
Là mình biết được cái sự tôn trọng mà ông cha ta đã dạy nếu ko có cái đó thì chắc chắn chúng ta ko được như bây giờ nên các bạn phải cố gắn đoàn kết, yêu thương ,....để cùng nhau bảo vệ VIỆT NAM cũng như QUẢ ĐẤT này
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
1. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng:
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện "Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện "Cây khế". Thạch Sanh được Tiên "độ trì" mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...
Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
"Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
2. Truyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nglte trong cuộc sông thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
3. Đọc truyện cổ nước mình như được "nhận mật", như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".
4. Truyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện "Tấm Cám", truyện "Đẽo cày giữa đường", ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại "đời sau" qua truyện cổ:
"Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.
Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.
Luyện tập
1. Học thuộc lòng bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ.
2. Đọc và chép đoạn thơ sau vào sổ tay văn học. Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ:
...”Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dấu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm Hoàng hậu
Cây khế chua có Đại Bàng đến đậu
Chim ăn rổi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào: Đất Nước Việt Nam ơi "
- Hai dòng thơ:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ...
- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ:
+ Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
+ Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
+ Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc. Nó mang những kinh nghiệm với giá trị nhân văn sâu sắc.
- Một số bài học được gợi ra từ truyện cổ: Sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực; tính trung thực, thật thà; sự dũng cảm; sự lương thiện,...
- Giọng điệu trân trọng, ngợi ca. Câu thơ sử dụng BPTT nhân hoá "truyện cổ thầm thì", qua đó thấy được sự thấu hiểu và trân trọng, biết lắng nghe, hết lòng tiếp nhận những điều ý nghĩa của truyện cổ.