K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tình nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy, các chú càng cứng càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống dưới. Cứ như là mẹ các chú đang ở đó, nhẹ nhàng bồng từng chú mà đặt xuống một cái nệm êm vậy. Chú bọ ngựa con đầu đàn nhảy dù trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đòn em mình đang đồ bộ xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Chú đứng trên quỏ chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu... Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quên ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập. CHỈ RA VÀ PHÂN TÍCH 3 CỤM DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN TRÍCH TRÊN
1
13 tháng 11 2022

con muỗi, quả chanh, hiệp sĩ

 

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy mộtcon vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũngđen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không...
Đọc tiếp

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0
Gia đình em nuôi rất nhiều con vật, nhưng em thích nhất là chú mèo mướp được bà ngoại cho từ hè năm ngoái..Chú mèo mướp không lớn lắm, bộ lông mượt như nhung. Đầu chú tròn và nhỏ. Ai làm gì thì hai tai dỏng lên nghe ngóng. Em thích nhất đôi mắt tròn sáng ngời như hai viên ngọc. Chú mèo có hàng ria mép nằm ngang trông rất ngộ. Mấy cái răng thì nhọn dễ sợ. Mèo đi nhẹ nhàng, bốn chân nhón...
Đọc tiếp

Gia đình em nuôi rất nhiều con vật, nhưng em thích nhất là chú mèo mướp được bà ngoại cho từ hè năm ngoái..

Chú mèo mướp không lớn lắm, bộ lông mượt như nhung. Đầu chú tròn và nhỏ. Ai làm gì thì hai tai dỏng lên nghe ngóng. Em thích nhất đôi mắt tròn sáng ngời như hai viên ngọc. Chú mèo có hàng ria mép nằm ngang trông rất ngộ. Mấy cái răng thì nhọn dễ sợ. Mèo đi nhẹ nhàng, bốn chân nhón từng bước rất êm. Bất ngờ nó nhảy thoắt lên giường, lên nóc tủ. Mèo nhanh nhẹn lạ thường, mắt mở to sáng rực khi thấy bóng chuột. Và chỉ một cú nhảy nhanh nhẹn chuột đã nằm gọn trong đôi vuốt sắc nhọn của mướp rồi. Mỗi lần như vậy em thưởng cho chú một con cá vàng ươm. Bình thường, mèo nằm nghỉ, phơi nắng bộ lông mượt mà. Chú lấy chân vuốt râu, rửa mặt. Cái đuôi quặp ở bên mình. Chú mèo rất thích em vuốt ve cái cổ mềm của chú. Chú ta lim dim mắt, kêu "meo... meo..." khe khẽ.

Nhờ chú mèo mà nhà em đỡ lũ chuột nhắt quậy phá. Em và mọi người trong nhà đều yêu mến chú.

Trong Đoạn Văn Dưới Đây Có Những Cụm Danh Từ Nào

3
6 tháng 11 2019

Gia đình em nuôi rất nhiều con vật, nhưng em thích nhất là chú mèo mướp được bà ngoại cho từ hè năm ngoái..

Chú mèo mướp không lớn lắm, bộ lông mượt như nhung. Đầu chú tròn và nhỏ. Ai làm gì thì hai tai dỏng lên nghe ngóng. Em thích nhất đôi mắt tròn sáng ngời như hai viên ngọc. Chú mèo có hàng ria mép nằm ngang trông rất ngộ. Mấy cái răng thì nhọn dễ sợ. Mèo đi nhẹ nhàng, bốn chân nhón từng bước rất êm. Bất ngờ nó nhảy thoắt lên giường, lên nóc tủ. Mèo nhanh nhẹn lạ thường, mắt mở to sáng rực khi thấy bóng chuột. Và chỉ một cú nhảy nhanh nhẹn chuột đã nằm gọn trong đôi vuốt sắc nhọn của mướp rồi. Mỗi lần như vậy em thưởng cho chú một con cá vàng ươm. Bình thường, mèo nằm nghỉ, phơi nắng bộ lông mượt mà. Chú lấy chân vuốt râu, rửa mặt. Cái đuôi quặp ở bên mình. Chú mèo rất thích em vuốt ve cái cổ mềm của chú. Chú ta lim dim mắt, kêu "meo... meo..." khe khẽ.

Nhờ chú mèo mà nhà em đỡ lũ chuột nhắt quậy phá. Em và mọi người trong nhà đều yêu mến chú.

Trong Đoạn Văn Dưới Đây Có Những Cụm Danh Từ Nào

Cụm DT : VD : chú mèo mướp ......

còn đâu tự tìm hc tốt 

 
6 tháng 11 2019

xin lỗi có thể cho cụ thể hơn đc ko

19 tháng 2 2023

Mẫu cho bạn:

- Giới thiệu tác phẩm và dẫn vào câu văn.

- Giá trị BPTT nhân hóa: "bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi".

+ Tác dụng:

-> Miêu tả con vật nói đến "bọ ngựa" sinh động và gần gũi, có cảm xúc hơn với người đọc.

-> làm cho câu văn trở nên hay hơn về nội dung lẫn hình thức.

- Đánh giá:

+ Nhà văn Tô Hoài đã đưa bptt nhân hóa vào văn của mình một cách tự nhiên làm cho độc giả đọc văn thấy thích thú và hấp dẫn hơn.

+ Chú bọ ngựa sau khi được nhân hóa liền trở nên giống với một cậu bé hợm mình nhưng đã biết ăn năn hối lỗi.

- Kết luận lại: BPTT nhân hóa là điểm ấn nổi bật nhất trong tác phẩm, làm cho từng câu chữ có hồn và có cảm xúc hơn.

Bài viếtKiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương. Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa...
Đọc tiếp

Bài viết

Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương.

 Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.

Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mèo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.

Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

5

?????????????????

17 tháng 2 2016

Bạn viết văn cảm nhận về người anh đấy à

4 tháng 3 2020
Huyền Thu | +1đ điểm giá trị
Thứ 5, ngày 17/08/2017 09:17:24
 Chat Online

Xây dựng sự việc nhân vật cho đề bài,Suốt đêm mưa to gió lớn,Sáng ra ở tổ chim chót vót trên cây cao có con chim mẹ đang giũ cánh ướt,bên cạnh là chú chim con lông cánh vẫn khô nguyên,Câu chuyện gì đã xảy ra với 2 chú chim trong hôm qua,Em hãy hình dung lại và kể lại,Tiếng Việt Lớp 5,bài tập Tiếng Việt Lớp 5,giải bài tập Tiếng Việt Lớp 5,Tiếng Việt,Lớp 5

Bn dựa vào dàn ý sau để làm nha:

a,Mở truyện: “Suốt đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ giũ lông cánh cho khô rồi nhẹ nhàng nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áp vừa vặn rơi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc. Âu yếm nhìn chim con, chim mẹ nhớ lại...”

b.Thân truyện; 

  • Khi chim con bị đói nên chim mẹ đã để con ở lại trong tổ và đi kiếm ăn
  • Trong khi đi kiếm ăn thì chim mẹ gặp một cơn mưa lớn 
  •  Cảnh mưa to, gió lớn trong đêm: bầu trời đen kịt, mưa như trút nước, gió lớn quật từng cơn, sấm chớp dữ dội....(Tả một chút về quang cảnh lúc này)
  • Chim mẹ mệt lả người ướt nhẹp,nhưng vẫn cố gắng bay đi kiếm ăn để chim con ko bị đói,rồi đến lúc về chim mẹ dù cạn kiệt sức nhưng khi nhớ tới con của mình chim mẹ lại cố gắng nhấc đôi cánh lên để bay về .
  •  Sự mong manh của tổ chim chót vót trên cành cao; nỗi lo lắng của chim mẹ, sự sợ hãi của chim con... (Kể về cảm giác, tâm trạng của chim mẹ trong hoàn cảnh nguy hiểm)
  • Những nguy hiểm xảy ra với tổ chim trong đêm mưa gió...; sự chống đỡ , bảo vệ chim con của chim mẹ...( Kể về hành động, tâm trạng của chim mẹ trong việc bảo vệ chim con)
  • Nguy hiểm qua đi, chim con ngủ yên trong lòng mẹ, lông cánh vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng thấy hạnh phúc...

c,Kết truyện
- Nêu cảm nghĩ của về tình mẫu tử thiêng liêng qua câu chuyện trên.(Tình mẹ con)

mk viết vậy được chưaThời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị....
Đọc tiếp

mk viết vậy được chưa

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt. 
Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ.Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên.  Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa.Nó chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới.Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc. Dưới gốc cây bàng, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Ngỡ rằng, đây chính là những thiên thần bé nhỏ, đang chơi đùa trong khung cảnh ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò.Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.Ở phía bãi đất gần cột cờ là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích.Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân…Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.

Một hồi trống dài vang lên "Tùng! Tùng! Tùng!" báo hiệu giờ ra chơi đã kết thúc, xa xa các bạn nhanh chân chạy về lớp để xếp hàng vào lớp, sau đó bài “Tiếng ve gọi hè” được các bạn cất cao tiếng hát. Bỗng nhiên tâm hồn em dâng lên niềm vui xúc động khôn tả. Sân trường trở lại yên tĩnh như trước đây không hề có không khí nhộn nhịp sôi nổi nữa, mà chỉ còn lại tiếng ru của gió, tiếng hót của chim trên cành cây. Và rồi một âm thanh vang lên “Tùng!” báo hiệu cho một tiết học mới đầy phấn khởi.

Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.em rất trân trọng những giờ ra chơi này.

2

Bạn copy rất tốt, vì đây là bài mạng

https://h.vn/hoi-dap/question/810493.html

6 tháng 5 2019

Ok , được đó bạn . Lớp 6 mà bạn viết thế này là hay rồi , chắc bạn học văn giỏi nhỉ 😊 

Hồi lớp 6 , văn t ko viết được thế này đâu bạn 

VÕ SĨ BỌ NGỰA“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể...
Đọc tiếp

VÕ SĨ BỌ NGỰA

“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.

Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín. Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ hỏi:

- Tên kia, đến đây làm chi?

Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:

- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…

Cồ Cộ ngạc nhiên:

- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?

Bọ Ngựa vênh mặt:

- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?

Cồ Cộ cười:

- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?

- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…

Cồ Cộ cả cười:

- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?

- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.

- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?

- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.

Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi máu hăng, thách:

- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?

Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà không muốn đánh mi nữa.

- Nếu thế, đồ hèn!

- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với mẹ.

Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:

- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.

Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa.

Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.

Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn. Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết một mùa đông giá rét.

Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:

- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.

- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?

- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.

Bà Bọ Ngựa mỉm cười:

- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:

- Con lại cho cả Gián Ống một trận.

Bà Bọ Ngựa cười to:

- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung rinh trong lá cây.

Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.

Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.”

(Trích Võ sĩ Bọ Ngựa - Tô Hoài)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Nêu những nét chính về thể loại đó.

Câu 2. Theo em, người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó, cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3. Xác định nhân vật chính trong truyện?

Câu 4. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa phải“cố gắng cứng cỏi”?

Câu 5. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân?

1
25 tháng 11 2021

2. Người kể chuyện không được nhắc đến. Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

3. Nhân vật chính là Bọ Ngựa.

4. Khi gặp bác Cồ Cộ, Bọ Ngựa cảm thấy lạ lùng.

5. Bọ Ngựa biết hối hận với lỗi lầm của bản thân, còn phải sửa thói khoác lác, ngông cuồng.

Câu 4: Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:a.    HOA SENTrong đầm gì đẹp bằng sen,Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝMùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh...
Đọc tiếp

Câu 4: Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:
a.    HOA SEN
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝ
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc … Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c.    BỐ (MẸ) ĐANG LAO ĐỘNG RẤT VẤT VẢ
Cháng thừa hưởng được sức vóc của người cha dòng họ Hạng, một dòng họ Mèo đã tới định cư ở chân núi Tơ Bo hai trăm năm nay…… Nhìn thân hình cân đối của anh, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dứt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mèo to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen vòng như hình cái cung ôm lấy bộ ngực nở trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng” và bây giờ chỉ còn chằm chằm vào công việc. Con trâu đã khoẻ lại ngoan, không vơ vặt, cứ gầm mặt xuống cắm cúi đi, đuôi ngoáy tít dáng vui vẻ. Còn Ai Cháng thì không phải là đi theo nó. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp. Những mảnh ruộng bậc thang ôm lấy mỏm núi, gối lên nhau từng nấc, từng nấc cao. Cỏ cau đế nở hoa xanh nhạt, xốp như bông, như mây, nổi bồng bềnh viền mảnh ruộng như quâng quanh mặt trăng, trăng đang lên, từ thấp lên cao.
Càng lên cao, mặt ruộng càng nhỏ, xá cày càng ngắn. Con trâu đi chưa thoả sức đã phải dừng lại. A Cháng nhô hẳn người nhấc bổng cái  cày rồi xoay người theo một đường tròn nhỏ, đoạn nhẹ nhàng cắm mũi cày xuống đất. Lớp đất ngủ cả một vụ rét nở xoe xoe như xé vải. Mặt ruộng nở bằng những luống đất nâu tươi. Những khóm ngải rừng lá như lá cải cúc tía, mặt dưới ngầu phấn trắng, nghiêng ngả trên đường cày. Hương ngải rừng ngào ngạt say say. Buổi sáng tháng tư núi giấu mình sau làn sương bụi lăn tăn. Rồi vầng mặt trời đã nấp sẵn ở đâu đây bỗng hiện ra, nhỏ xíu, chói loà. Sa mu đâm lớp chồi non màu nõn chuối bỗng sáng cả khoảng không gian quanh ruộng. Bóng A Cháng đi cày hiện lên. Giờ đây anh đã cởi trần. Áo xao khoả, áo cánh phủ trên cành mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của A Cháng đỏ hừng như đồng nấu chảy. Cái quần rộng của A Cháng đã sắn cao tới bắp vế. Bắp chân dưới gân nỗi chằng chằng. Nhưng cái sức A Cháng vẫn tràn trề. Đất nổ bùng bục. Người và trâu vẫn hăm hở, hùng hục. Hương ngải rừng trong nắng càng ngào ngạt, nồng nàn…
Ma Văn Kháng (Trích Người con trai họ Hạng)

 

0
Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:a.    HOA SENTrong đầm gì đẹp bằng sen,Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝMùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng...
Đọc tiếp

Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:
a.    HOA SEN
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝ
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc … Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c.    BỐ (MẸ) ĐANG LAO ĐỘNG RẤT VẤT VẢ
Cháng thừa hưởng được sức vóc của người cha dòng họ Hạng, một dòng họ Mèo đã tới định cư ở chân núi Tơ Bo hai trăm năm nay…… Nhìn thân hình cân đối của anh, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dứt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mèo to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen vòng như hình cái cung ôm lấy bộ ngực nở trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng” và bây giờ chỉ còn chằm chằm vào công việc. Con trâu đã khoẻ lại ngoan, không vơ vặt, cứ gầm mặt xuống cắm cúi đi, đuôi ngoáy tít dáng vui vẻ. Còn Ai Cháng thì không phải là đi theo nó. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp. Những mảnh ruộng bậc thang ôm lấy mỏm núi, gối lên nhau từng nấc, từng nấc cao. Cỏ cau đế nở hoa xanh nhạt, xốp như bông, như mây, nổi bồng bềnh viền mảnh ruộng như quâng quanh mặt trăng, trăng đang lên, từ thấp lên cao.
Càng lên cao, mặt ruộng càng nhỏ, xá cày càng ngắn. Con trâu đi chưa thoả sức đã phải dừng lại. A Cháng nhô hẳn người nhấc bổng cái  cày rồi xoay người theo một đường tròn nhỏ, đoạn nhẹ nhàng cắm mũi cày xuống đất. Lớp đất ngủ cả một vụ rét nở xoe xoe như xé vải. Mặt ruộng nở bằng những luống đất nâu tươi. Những khóm ngải rừng lá như lá cải cúc tía, mặt dưới ngầu phấn trắng, nghiêng ngả trên đường cày. Hương ngải rừng ngào ngạt say say. Buổi sáng tháng tư núi giấu mình sau làn sương bụi lăn tăn. Rồi vầng mặt trời đã nấp sẵn ở đâu đây bỗng hiện ra, nhỏ xíu, chói loà. Sa mu đâm lớp chồi non màu nõn chuối bỗng sáng cả khoảng không gian quanh ruộng. Bóng A Cháng đi cày hiện lên. Giờ đây anh đã cởi trần. Áo xao khoả, áo cánh phủ trên cành mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của A Cháng đỏ hừng như đồng nấu chảy. Cái quần rộng của A Cháng đã sắn cao tới bắp vế. Bắp chân dưới gân nỗi chằng chằng. Nhưng cái sức A Cháng vẫn tràn trề. Đất nổ bùng bục. Người và trâu vẫn hăm hở, hùng hục. Hương ngải rừng trong nắng càng ngào ngạt, nồng nàn…
Ma Văn Kháng (Trích Người con trai họ Hạng)

 

0