K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2017

viết thành bài văn hoàn chỉnh giùm mk nha

HELP ME //////////

16 tháng 4 2017

Từ khi Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt mấy thế kỉ dài.

Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược của dân tộc ta.

Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hảy làm sáng tò vấn đề trên.

Thế kỉ X đến thế kỷ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng, với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

* Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

Hịch tưởng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng: nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xã thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Bình Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

Thương dân điêu linh vì giặc đày đoạ, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung;

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Để vì dân mà diệt bạo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân;

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

(Bình Ngô đại cáo)

* Yêu nước là xây dựng đất nước hoà binh

Mong ước giang san bền vững muôn đời:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

(Phò giá về kinh)

tinh-than-yeu-nuoc

Nội dung chủ yếu của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược.

Tự hào khi đất nước, sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hoà bình:

Giặc tan muôn thuở thanh bình

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

(Phủ sông Bạch Đằng)

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

(Đình Ngữ đại cáo)

* Ý thức độc lập tự chủ và tỉnh thần quật khởi chống xâm lược

Thể hiện qua lời cảnh cáo bọn giặc cướp nước:

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh ten bời.

(Sông núi nước Nam)

Thể hiện qua lời Hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai, qua chí khí hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:

Múa giáo non sống trải mấy thu

Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.

(Tỏ lòng)

Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

Những tràn trọc trong cơn mộng mị;

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

(Bình Ngô đại cáo)

* Ý chí chiến đấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy, đuối giặc ra khỏi bờ cõi

Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

Chương Dương cướp giáo giặc.

Hàm Tử bắt quân Hồ.

(Phò giá về Kinh)

Với khí thế oai hùng:

Thuyền bè muôn đội Tinh kì phấp phới.

Tì hổ ba quân .

Giáo gươm sáng chói.

(Phứ sông Bạch Đằng)

Ỹ chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn;

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

Đánh một trận sạch không kình ngạc;

Đánh hai trận tan tác chim muông.

Nổi gió to quét sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vờ.

(Bình Ngô đại cáo)

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta

24 tháng 2 2020

1. Giải thích ý kiến

- Bức thông điệp: ý nghĩa gửi gắm.

- Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, cất lên từ tâm hồn, tình cảm của nghệ sĩ, gửi gắm tâm sự của tác giả nên tác phẩm văn học nghệ thuật là một phương tiện để người đọc thấu hiểu những điều tác giả gửi gắm.

- Thế giới tâm hồn tình cảm của con người phong phú, qua tác phẩm văn học, trái tim đến với trái tim, những điệu hồn gặp tâm hồn đồng điệu.

2. Chứng minh qua Nhớ rừng

Tác phẩm mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc:

- Tâm sự yêu nước thầm kín của một lớp trí thức trẻ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

- Khát vọng vượt ra ngoài sự kìm kẹp tầm thường, giả dối.

18 tháng 5 2021

Bài làm

          Có ý kiến cho rằng “Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc”. Đúng vậy, ý kiến đó đã được chứng minh rất rõ ràng qua thông điệp của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Tác phẩm văn học là sự sáng tạo, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ mang tên nhà văn, nó mang tâm tư, tình cảm  được cất lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, là lời tâm sự đc gửi gắm qua lời văn đến với độc giả. Ta cũng có thể lý giải nó như một công trình nghệ thuật ngôn từ hay một phương tiện giúp người đọc hiểu những điều sâu trong suy nghĩ nhà văn. Nó làm phong phú thêm tâm hồn con người, làm trái tim đến đc trái tim, tâm tư đc bộc lộ, làm đa dạng hơn những cảm xúc con người. Nói cách khác nhà văn là người sáng tạo nên tác phẩm văn học.

 Thông điệp của bài thơ “ Nhớ rừng” cũng được thể hiện rất rõ qua từng áng thơ mà Thế Lữ viết: đó là sự phảng kháng trong tiềm thức của người chiến sĩ trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù, sự khao khát tự do, khinh thường lối sống tầm thường giả dối của chốn lao tù, đó là hiện thực đời sống lúc bấy giờ.Vì vậy ý kiến mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về văn học nước nhà.

Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Và Thế Lữ chính là một trong những cây bút đi đầu của phong trào Thơ mới (1932-1945). Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “ nhớ rừng” miêu tả hình ảnh, tình cảm cùng những suy nghĩ của con hổ trong vườn bách thú những qua đó, tác giả như khéo leo nói lên nguyện vọng của chính những con người Việt Nam trong hoàn cảnh  lúc bấy giờ.

“Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông tháng ngày dần qua”

Hổ vốn được mệnh danh là loài chúa sơn lâm. Vậy mà giờ đây lại phải chịu cảnh bị vây trong lồng sắt và không thể làm được bất cứ điều gì. Điều đó có lẽ là điều bi ai nhất của chúa tể rừng xanh.

“Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

 Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

 Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
 Với cặp báo chuồng bên vô tự lự”

Ngày ngày, chú hổ phải chịu cảnh bị người người chỉ trỏ, xem xét. Đó vốn không hề là cuộc sống của chú. Thái đọ của con hổ tuy đã bị bắt nhưng vẫn vô cùng oai nghiêm, nó gọi những con người đi trong sở thú chỉ là những kẻ không biết, những kẻ ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nhất là khi Hổ phải sống trong cảnh những con vật gần chỗ của nó không hề có những thái đọ gì, hoàn toàn chúng chỉ có sự cam chịu như “con gấu dở hơi”, “ cặp báo vô tư lự”. bởi thế, không còn cách nào khác, Hổ chỉ còn có thể nghĩ về quá khứ hào hùng, vang dội của mình. Nhớ lại những kỉ niệm khi mà bản than mình vẫn còn là chúa sơn lâm không lo sợ, không suy nghĩ, được tự do trong rừng làm chúa tể của cả một vùng.

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”

Lúc nãy đây, Hổ như chìm vào những hồi ức của mình với nỗi nhớ rừng nơi chốn cũ cùng những “bóng cả”, ” cây già”, những tiếng thét vang vọng cả ngọn núi. Tất cả đã tạo nên sự dũng mãnh của Hổ- khiến những con vật khác phải hoảng sợ mà nể phục dưới những bước chân của chúa sơn lâm. Thế nhưng, dù có thế nào thì những hồi ức ấy mãi chỉ có thể ở trong trí nhớ. Giờ đây, Hổ đã không còn cơ hội quay trở lại như trước nữa. Chú chỉ có thể than trách cho cuộc sống của mình bởi Hổ đã không còn tự do nữa:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Để cuối cùng, Hổ đã phải thốt lên rằng
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”

Câu thơ như hiện lên sự bất lực của con vật. Những đồ nhân tạo mà con người tạo ra cho nó không bao giờ có thể thay thế được những gì của tự nhiên đã tạo ra. Tất cả chỉ là sự kệch cỡm mà thôi. Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế.Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn "nước non hùng vĩ". Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:

“Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.

          Với nghệ thuật đặc sắc, thông điệp của Thế Lữ thật sự đã làm lay động người dân Việt Nam ta, tâm tư của Thế Lữ cũng là tâm tư của nhân dân ta khi đó – khao khát niềm tự do cháy bỏng. Qua đó ta nhận thấy ý nghĩa của vân học chân chính, văn học nước nhà bởi trong mỗi tác phẩm văn học, ta lại nhìn thấy thông điệp đáng quý như trong tác phẩm ‘Nhớ rừng”

14 tháng 6 2021

Bạn kham khảo câu trả lời này nhé !

Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.

Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:

‘Sông núi nước Nam vua Nam ở  Rành rành định phận ở sách trời‘

Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:

‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.

Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:

‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’

Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.

Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.

Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:

‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’

Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:

‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘

… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’

Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:

‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…

… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘

Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả

cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.

14 tháng 6 2021

Tham khảo !

Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.

Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:

‘Sông núi nước Nam vua Nam ở  Rành rành định phận ở sách trời‘

Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:

‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.

Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:

‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’

Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.

Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.

Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:

‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’

Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:

‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘

… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’

Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:

‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…

… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘

Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả

cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.

Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu mực tuyệt vời ở...
Đọc tiếp

Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu mực tuyệt vời ở từng giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Văn bản sau là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm Hịch tướng sĩ:

“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

          Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn trên. 

0
20 tháng 3 2019

Cảm hứng chủ đạo của vãn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước. Tình cảm yêu nước sôi nổi, nồng nàn của dân tộc Đại Việt trong tiến trình lịch sử oai hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước đã chi phối và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên ba áng văn chương bất hủ: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Đọc kĩ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con người luôn nghĩ suy, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.

Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ (tức Lí Công uẩn) đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Dường như ý nghĩ ấy đã nung nấu trong ông từ rất lâu rồi, nay mới có dịp thực hiện. Ở đây ta cũng cần nhận thức rõ rằng, việc dời đô của Lí Thái Tổ không phải là việc làm tùy tiện theo ý riêng của mình để thỏa mãn cái thói chơi ngông với đời. Cũng không phải là hành động xuất phát từ lợi ích cá nhân, gia tộc. Mà đó là tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân! Thấy việc định đô ở vùng đất hẹp Hoa Lư khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi, lòng ông xót đau lắm! Vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, nhà vua không thể ngoảnh mặt làm ngơ, cũng không thể buông tay bất lực, ông quyết tâm tìm chọn một vùng đất mới để xây dựng kinh đô, nhằm làm cho nước cường, dân thịnh.

Tấm lòng lo nghĩ cho nước cho dân không chỉ day dứt trong tâm hoàng đế Thái Tổ, mà còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của dời Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là vị chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm hoạ xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc Trần Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Làm sao ông có thể không lo lắng khi sáu mươi vạn quân Mông Cổ đang lăm le ngoài biên ải. Chúng là một đội quân cuồng bạo tinh nhuệ lại có bề dày kinh nghiệm chinh chiến! Trong hàng ngũ các vương thân quý tộc, đã có những tư tưởng dao động cầu hoà. Thế mà các tướng dưới quyền ông vẫn có kẻ hoặc bàng quan thờ ơ, hoặc sa vào những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường vô bổ. Càng nghĩ, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng!

Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm! Nó không chỉ là niềm trăn trở, mà trở thành lẽ sống của ông, thành lí tưởng mà ông tôn thờ:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Những tấm lòng vì nước vì dân ấy, khiến ta xiết bao xúc động và cảm phục.

Tình cảm yêu nước của họ không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường.

Từ sự đau xót vì triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, đến quyết tâm dời đô về vùng đất thiêng Đại La nhằm làm cho nước cường dân thịnh, dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ, muôn vật phong phú tốt tươi, đất nước tồn tại lâu dài với sự trị vì của để vương muôn đời há chẳng phải là khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường của vị hoàng đế đó sao?

Nếu như khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lí Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, thì ở Trần Hưng Đạo, lại biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì nước dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyêt thắng, Trần Quốc Tuấn đã khéo động viên khích lệ tướng sĩ. Một mặt, ông chỉ ra cho họ cái nỗi nhục của kẻ làm tướng phải hầu quân giặc mà không biết tức, chỉ ra cho họ thấy cái nỗi ân tình sâu nặng mà ông và triều đình dành cho họ để họ nghĩ suy và báo đáp. Mặt khác ông vừa nghiêm khắc phê phán những thói bàng quan, thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của tướng sĩ, vừa chân tình chỉ bảo cho họ thấy những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.

Còn đối với Nguyễn Trãi khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Càng yêu nước bao nhiêu, càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu!

Tuy nhà Lí mới thành lập và vẫn còn non trẻ, nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, hoàng đế Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn đang dòm ngó Đại Việt, nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù, giữ yên giang sơn bờ cõi, để cho để vương muôn đời trị vì đất nước. Từ bài Chiếu toát ra một niềm tự hào cao độ về bản lĩnh và khí phách Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Cũng vẫn với niềm tin ấy, Hưng Đạo Vướng khẳng định với tướng sĩ rằng có thể “bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ờ Cảo Nhai”, và rồi xã tắc của ông sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân sẽ đời đời hạnh phúc, tiếng tốt sẽ mãi mãi lưu truyền.

Niềm tự hào Đại Việt được biểu hiện tập trung cao độ ở Nguyễn Trãi.

Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ, mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng vặn chương cổ đại này, vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam.

25 tháng 3 2017

I. MỞ BÀI

- Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt bao thế kĩ.

- Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thê kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khơi chống xâm lược của dân tộc ta.

- Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

II. THÂN BÀI

A. TINH THẦN YÊU NƯỚC

- Thê kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

- Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

1. Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

- Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

Hịch tướng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Binh Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

- Thương dân điêu linh vì bị giặc đày đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

- Để vì dân mà diệt bạo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

(Bình Ngô đại cáo)

2. Yêu nước làxây dựng đất nước hòa bình

- Mong ước giang san bền vững muôn đời:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

(Phò giá về kinh)

- Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hòa bình:

Giặc tan muôn thuở thanh bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

(Phú sông Bạch Đằng)

Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

(Bình Ngô đại cáo)

B. TINH THẦN QUẬT KHỞI CHỐNG XÂM LƯỢC

1. Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược

- Thể hiện qua lời cảnh báo bọn giặc cướp nước:

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

(Sông núi nước Nam)

- Thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cáo Nhai; qua chí khí, hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.

(Tỏ lòng)

- Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

(Bình Ngô đại cáo)

2. Ý chí chiến dấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy đuổi giặc ra khỏi bờ cõi

- Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân Hồ

(Phò giá về kinh)

- Với khí thế oai hùng:

Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

(Phú sông Bạch Đằng)

- Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

- Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

(Bình Ngô đại cáo)

III. KẾT BÀI

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

- Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.

7 tháng 5 2019

MỞ BÀI

- Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt bao thế kĩ.

- Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thê kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khơi chống xâm lược của dân tộc ta.

- Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

II. THÂN BÀI

A. TINH THẦN YÊU NƯỚC

- Thê kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

- Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

1. Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

- Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

Hịch tướng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Binh Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

- Thương dân điêu linh vì bị giặc đày đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

- Để vì dân mà diệt bạo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

(Bình Ngô đại cáo)

2. Yêu nước làxây dựng đất nước hòa bình

- Mong ước giang san bền vững muôn đời:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

(Phò giá về kinh)

- Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hòa bình:

Giặc tan muôn thuở thanh bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

(Phú sông Bạch Đằng)

Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

(Bình Ngô đại cáo)

B. TINH THẦN QUẬT KHỞI CHỐNG XÂM LƯỢC

1. Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược

- Thể hiện qua lời cảnh báo bọn giặc cướp nước:

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

(Sông núi nước Nam)

- Thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cáo Nhai; qua chí khí, hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.

(Tỏ lòng)

- Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

(Bình Ngô đại cáo)

2. Ý chí chiến dấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy đuổi giặc ra khỏi bờ cõi

- Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân Hồ

(Phò giá về kinh)

- Với khí thế oai hùng:

Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

(Phú sông Bạch Đằng)

- Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

- Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

(Bình Ngô đại cáo)

III. KẾT BÀI

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

- Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.