K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
27 tháng 3 2018

Hình ảnh so sánh thứ nhất:

- Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh thứ hai:

- Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

- Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

1. Cho biết tên tác giả, thể loại, PTBĐ của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.2. Viết lại những câu văn nêu luận điểm chính của văn bản. ( Gợi ý: luận điểm chính nằm trong đoạn văn đầu)3. Cho biết trong đoạn văn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Em hãy chỉ ra nghệ thuật ấy được thể hiện qua những chi tiết nào.4. Qua đoạn văn đầu, em có cảm nhận gì về...
Đọc tiếp

1. Cho biết tên tác giả, thể loại, PTBĐ của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

2. Viết lại những câu văn nêu luận điểm chính của văn bản. ( Gợi ý: luận điểm chính nằm trong đoạn văn đầu)

3. Cho biết trong đoạn văn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Em hãy chỉ ra nghệ thuật ấy được thể hiện qua những chi tiết nào.

4. Qua đoạn văn đầu, em có cảm nhận gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

5. Đọc lại đoạn văn thứ hai của văn bản. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta tại thời điểm nào? Để chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta, tác giả đưa ra luận cứ nào? Em có nhận xét gì về luận cứ mà tác giả đã đưa? Biện pháp nghệ thuật nào được tác sử dụng trong đoạn này?

6. Đọc lại đoạn văn thứ ba của văn bản. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta tại thời điểm nào? Để chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta, tác giả đưa ra luận cứ nào? Em có nhận xét gì về luận cứ mà tác giả đã đưa? Biện pháp nghệ thuật nào được tác sử dụng trong đoạn này?

7. Đọc lại đoạn văn thứ tư của văn bản. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “các thứ của quý được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” và hình ảnh “các thứ của quý cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”

8. Theo tác giả, để phát huy lòng yêu nước của nhận dân ta, đảng cần làm gì? Vì sao phải làm những điều đó?

1
23 tháng 2 2021

1)Tác giả: Hồ Chí Minh.

PTBD: Nghị luận.

2)

Luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

23 tháng 2 2021

Ủa vậy còn mấy câu còn lại đâu bạn