Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 5/9 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Liên Chiểu và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.
5 năm qua, Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTÐ) Bắc Bộ đã có sự bứt phá đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ðây là vùng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ nét nhất, hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại nhất trong bốn Vùng KTTÐ của cả nước. Ðể Vùng KTTÐ Bắc Bộ phát triển nhanh và bền vững, tác động lan tỏa đến các vùng khác trong cả nước, thời gian tới, ngoài nỗ lực của các địa phương trong vùng, rất cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi để giải quyết hiệu quả những vấn đề mang tính liên kết vùng.Em tham khảo nhé !!!
Tình hình phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ :- Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
- Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Tham khảo
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. – Gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. ...
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. – Các tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. ...
Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta là: - Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm:
– Các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. ...
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm:
– Các tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. ...
Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta là:
- Là khu vực đầu tàu, đi đầu trong các chính sác, phương hướng phát triển
- Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước.
- Bắc Bộ có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ cùng nâng đỡ những khu vực khác phát triển và đi lên.
*Tham khảo:
- Trong việc phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, lĩnh vực được chú trọng đầu tiên có thể là lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, và nông nghiệp cũng là nguồn thu nhập chính của đa số dân cư trong khu vực này. Việc đầu tư và phát triển nông nghiệp, cùng với việc nâng cao chất lượng đời sống nông dân và phát triển nông thôn, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
+ Diện tích: 28 nghìn km2
+ Dân số: 12,3 triệu người (năm 2002)
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước:
+ Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước.
+ GDP trong công nghiệp – xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước.
+ Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước.
- Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
- Đây là vùng trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
- Là vùng thu hút mạnh sẽ lao động cả nước, sự phát triển kinh tế của vùng sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động của vùng cũng như nước ta nói chung, nâng cao đời sống người dân.
Sử dụng số liệu thứ cấp, bài viết phân tích thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trên một số chiều cạnh: Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, cán cân ngân sách, năng suất lao động và hiệu quả đầu tư. Kết quả ph^n tích chỉ ra rằng, quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, và đóng góp trong GDP cả nước của vùng vẫn còn thấp. Đặc biệt, nhiều địa phương nội vùng vẫn còn nằm trong tình trạng bị thâm hụt cán c^n ng^n sách. Do vậy, vai trò động lực, chức năng đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn rất mờ nhạt. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh hiện nay.