K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

Tình hình kinh tế của các nước Anh và Pháp?

* Tình hình kinh tế của nước Anh:

- Sau năm 1870, kinh tế Anh giảm sút và đứng hàng thứ ba sau Mĩ và Đức.

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại thuộc địa.

- Cuối thế kỉ XIX,nhiều công ty độc quyền ra đời về công nghiệp và ngân hàng và có vai trò chi phối chính trị, kinh tế của Anh.

* Tình hình kinh tế của nước Pháp:

- Sau năm 1870, kinh tế tụt xuống hàng thứ tư sau Mĩ, Đức và Anh.

- Pháp vẫn dẫn đầu thế giới ở một vài lĩnh vực: Đường sắt, luyện kim, khai thác dầu mỏ và đặc biệt là chính sách cho vay nặng lãi.

- Các công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là "Chủ nghĩa cho vay lãi".

12 tháng 11 2021

 

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

12 tháng 11 2021

mình cảm thấy câu trả lời của bạn chưa đúng ý mình lắm nên mình chưa cho sao nha

25 tháng 12 2020

Để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ nhất, một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp,... tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất. Trong khi đó, các nước như Đức, I-ta-li-a (là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường) lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Các nước này chủ trương phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Nhận xét: Ta thấy các biện pháp khắc phục hậu quả của một số nước tư bản châu Âu là vô cùng hợp lí. Những biện pháp này không những được sự đồng lòng của toàn dân mà còn giúp cho sự phục hồi kinh tế của các nước đó có tiến triển nhanh hơn. Ngược lại, các nước như Đức, I-ta-li-a lại có những biện pháp vô cùng dã man, tàn bạo với người dân. Những biện pháp này không những tốn công, tốn sức mà còn bị dân chúng phản đối rất nhiều.

24 tháng 12 2021

A

 

24 tháng 12 2021

có đúng k v bn

 

7 tháng 10 2021

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.



 


 

30 tháng 10 2022

Mik chỉ nói về tình hình kinh tế với chính trị của nước Anh thôi nha

Anh

- Về kinh tế: 

+ Công nghiệp Anh ban đầu đứng ở hàng thứ nhất, tuy nhiên đến cuối thế kỉ XIX thì công nghiệp Anh phát triển chậm so với Mỹ, Đức. Điều này khiến Anh từ hàng thứ nhất tụt xuống hàng thứ 3

+ Tuy Anh mất vai trò bá chủ thế giới nhưng Anh vẫn đẫn đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Bước sang đầu thế kỷ XX, nhiều công ti đọc quyền về công nghiệp và tài chính của Anh ra đời, chi phối toàn bộ kinh tế của đất nước. Có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở thủ đô London, chiếm 40% vốn đầu tư vào nước Anh

- Về chính trị:

+ Đối nội: Chia thành 2 đảng - Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay  nhau cầm quyền để bảo vể quyền lợi giai cấp tư sản Anh

+ Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược các nước thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa của Anh rộng tới 33tr km2 với 400tr người

+ Anh có hệ thống thuộc địa lớn trải qua New Zealand, Australia, Ấn Độ, Ai Cập, Sudan, Nam Phi, Canada cùng nhiều vùng khác ở Châu Á, Châu Phi và các đảo trên đại dương

=> Vì vậy, Lenin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là "Chủ nghĩ đế quốc thực đân"

7 tháng 10 2016

 Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa

7 tháng 10 2016

Câu 2 :

Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"

 Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

 

21 tháng 11 2018

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có "vua dầu mỏ", "vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...